ClockThứ Tư, 16/05/2018 21:10

Số lượng trẻ em ở Đông Nam Á mắc béo phì ngày càng tăng

TTH - Về vấn đề này, chuyên gia dinh dưỡng Đông Á Thái Bình Dương của UNICEF Jessica Blankenship cho biết: “Đây không chỉ là kết quả của sự giàu có mà nó thực sự là một vấn đề đáng lưu tâm. Tính đến thời điểm hiện tại, khu vực Đông Nam Á là nơi có tỷ lệ gia tăng mức độ dư thừa dinh dưỡng nhanh nhất trên thế giới”.

Gia tăng tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em RohingyaLHQ: 1/3 dân số thế giới đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡngTỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng vẫn còn cao

Béo phì ảnh hưởng rất lớn đến tương lai và sức khỏe của trẻ. Ảnh: Southeast Asia Globe

Lối sống ít vận động, thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, làm việc một chỗ tăng cao... là những nguyên nhân chính góp phần làm tăng tỷ lệ béo phì ở khu vực này. Ngoài các khu đô thị, béo phì cũng lây lan đến khu vực nông thôn, khi người dân chuộng tiêu thụ thực phẩm bán sẵn nhiều chất béo. Cụ thể, tổ chức Y tế thế giới (WHO) chỉ ra rằng đến đầu thế kỷ 21, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở Đông Nam Á tăng 150%, với khoảng 4,2 triệu trẻ em dưới 5 tuổi mắc béo phì. Cùng lúc đến năm 2016, có khoảng 8,5 triệu người Đông Nam Á đã tử vong bởi các biến chứng của béo phì như tim, tiểu đường.

Trong bối cảnh béo phì đang là vấn nạn, chuyên gia Jessica Blankenship kêu gọi chính phủ các nước nâng cao nhận thức của người dân về ăn uống lành mạnh và điều chỉnh chính sách tiếp thị thực phẩm. Cần chú trọng hơn vào thế hệ trẻ em, thay vì chỉ tập trung vào người lớn – tầng lớp dân số chỉ đảm bảo những thay đổi mang tính tạm thời.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Southeast Asia Globe)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết

Gần đây, Đông Nam Á ghi nhận hàng chục nghìn ca sốt xuất huyết, với hàng trăm ca tử vong. Chính phủ Singapore, Malaysia và Indonesia đã triển khai nhiều biện pháp như thả muỗi mang vi khuẩn đặc biệt nhằm giảm số lượng muỗi mang virus gây bệnh, cùng với hàng loạt nỗ lực của cộng đồng nhằm giải quyết bệnh sốt xuất huyết. Nhưng với số ca nhiễm vẫn đang gia tăng, những biện pháp này hiệu quả đến mức nào?

Đông Nam Á trong cuộc chiến chống sốt xuất huyết

TIN MỚI

Return to top