Thế giới

Số người nhiễm mới COVID-19 giảm, WHO vẫn thận trọng

ClockThứ Ba, 18/02/2020 14:45
Mặc dù báo cáo của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy số ca nhiễm mới COVID-19 đã giảm trong tuần qua nhưng WHO vẫn thận trọng trước xu hướng này.

Chuyên gia quốc tế họp tại Trung Quốc bàn cách ứng phó dịch COVID-19WHO đặt tên chính thức virus corona (nCoV) là “Covid-19”

Các nhân viên y tế trong bộ đồ bảo hộ đang xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm nhiễm covid-19 trong một phòng thí nghiệm ở Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Các nhà chức trách y tế ở Trung Quốc đã công bố một nghiên cứu tổng quan trên hơn 70.000 ca nhiễm covid-19 và các ca nghi nhiễm chủng virus này. Nghiên cứu này cho thấy số người nhiễm mới đã giảm trong tuần qua. Tuy nhiên, các tác giả của bài báo khoa học này vẫn thận trọng khi nhận định rằng các ca nhiễm có thể tăng cao sau khi mọi người quay trở lại làm việc sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.

Bài báo trên được xuất bản ngày 17/2 trong một cuốn tạp chí hàng tuần của Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc (CCDC). Các dữ liệu trong đó bao gồm tất cả các trường hợp bắt buộc phải nhập trên Hệ thống thông tin Bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc đại lục cho tới ngày 11/2. Đây cũng là nghiên cứu lớn nhất kể từ khi dịch bệnh covid-19 bùng phát.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 17/2 đã khẳng định ông vẫn thận trọng trước các thông tin về kết quả khả quan của bài báo này.

"Xu hướng này phải được hiểu một cách rất cẩn trọng. Những xu hướng có thể thay đổi khi những bộ phận dân cư mới bị ảnh hưởng. Hiện vẫn còn quá sớm để nói liệu xu hướng giảm này có tiếp tục hay không. Mọi viễn cảnh đều đang được thảo luận", ông Tedros cho biết.

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra 81% trong số tất cả các ca nhiễm covid-19 là ở tình trạng nhẹ, trong khi tỷ lệ tử vong là khoảng 2,3%. Dữ liệu này cũng cho thấy 74,7% các ca nhiễm bệnh là ở tỉnh Hồ Bắc.

64 tác giả của bài báo này đánh giá nghiên cứu trên có "vai trò to lớn" khi lần đầu tiên tạo ra bước ngoặt giúp hiểu về sự lây lan của chủng virus covid-19. Họ miêu tả sự lây lan của dịch bệnh tại Trung Quốc là một "kiểu bùng phát pha trộn".

Hồi tháng 12/2019, dữ liệu này cho thấy có 1 nguồn bệnh phổ biến lây lan virus. Điều đó tức là những người nhiễm bệnh là những người có khả năng đã tiếp xúc với cùng 1 nguồn lây nhiễm.

Tuy nhiên, điều này đã thay đổi từ tháng 1 cho tới khi nghiên cứu của các nhà khoa học kết thúc ngày 11/2. Dữ liệu đã cho thấy có một "kiểu nguồn nhân giống", tức là tồn tại sự lây nhiễm từ người sang người.

"Mặc dù số ca nhiễm bệnh mới dường như đang giảm, tính tới ngày 11/2/2020 nhưng chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức mới. Một số lượng lớn người sẽ quay lại các cơ quan và trường học sau khi kỳ nghỉ kết thúc. Chúng ta cần chuẩn bị cho sự gia tăng trở lại của dịch covid-19 trong những tuần và tháng tới", các nhà khoa học của nghiên cứu trên cho biết.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao

Kết quả vừa được công bố từ một thử nghiệm quy mô lớn cho thấy loại vaccine sốt rét do Đại học Oxford và Viện Huyết thanh Ấn Độ phát triển - được gọi là R21, đã giúp ngăn ngừa khoảng 3/4 số ca sốt rét có triệu chứng ở trẻ nhỏ trong năm đầu tiên sau khi chúng được tiêm phòng.

Thử nghiệm cho thấy vaccine sốt rét thứ hai có tính bảo vệ cao
Return to top