ClockChủ Nhật, 12/03/2017 12:09

Sợ phù sa không về nữa

TTH - Từ trước đến giờ, cứ nói đến nhà vườn tôi thường nghĩ đến Kim Long, Thủy Biều. Sự nổi tiếng của hai ngôi làng này đã làm cho ngôi làng nhỏ có tên gọi là Long Hồ nép mình bên sông Hương, hiền hòa và xinh xắn bị khỏa lấp. Thật ra, Long Hồ cũng xứng danh được gọi nhà vườn.

Kéo dài đến vài cây số, vườn nối tiếp vườn. Từ đây, nhìn chếch về bên kia sông là Nguyệt Biều sum suê cây trái. Sông Hương đã một thời miệt mài bồi đắp phù sa để tạo nên những vườn cây trĩu quả nơi đây. Và nó cũng có công mở rộng triền sông cho Lương Quán. Không hẳn cứ có sông là có vườn, nhưng đã là vườn thì ắt phải gắn với triền sông bởi sông là nguồn dinh dưỡng bất tận cho vườn.

Cứ nhìn những vườn thanh trà, bưởi, thân cây sần sùi, tán cây xòe rộng, rắn chắc ở Long Hồ cũng đủ biết nhà vườn ở đây được hình thành lâu lắm rồi. Thích nhất là cứ chậm chậm mà đi, không hề vội vã, len lỏi dưới tán cây, như chiều nay. Nắng xuyên qua kẽ lá, tiếng đò máy vọng về rất nhẹ rồi tan biến để lại nơi đây một không gian quá ư tĩnh mịch. Có gì bình yên hơn thế nữa chăng!? Mà lạ quá, không hiểu chiều  nay người làng đi đâu cả. Thì ra không phải, vẫn có những cụ già ngồi góc vườn đun nước. Vì vườn rộng nên nó tĩnh, thấy vắng vậy thôi. Chân cứ bước đi, chẳng nghĩ ngợi gì, lòng nhẹ không.

Mùa này bưởi ra hoa, anh Đính nói năm nay hoa bưởi ra muộn. Mãi đến sau tết gần tháng nhưng hoa mới bắt đầu lác đác. Vì thế, hương bưởi cũng chỉ thoảng nhẹ, không nồng nàn. Hương bưởi chỉ tỏa về đêm, nào ai biết! Anh Đính pha một ấm trà mời tôi. Hai anh em ngồi nghe thời gian trôi thật chậm.

Trong dòng chảy bộn bề của đời sống, lắm lúc nó chất lên cuộc sống này nhiều áp lực. Cứ thử một lần về một vùng quê nào đó, như Long Hồ chiều này chẳng hạn. Nghe bác Ba vừa ngồi đun nước ở góc vườn, kể chuyện về đời mình. Cả cuộc đời bác chẳng đi đâu xa. Xa nhất là về Huế. Thời còn sức cũng từng ao ước giá như được một lần đi đây đi đó, nhưng rồi không đi được, vì nghèo. Mà nếu có tiền mà vào thành thị thì biết gặp ai ! Nhiều lần chặc lưỡi rồi thôi. Cả đời bác quanh quẩn ruộng vườn, thời gian nó đi không hề đợi bác. Cái mà bác cảm nhận rõ ràng nhất về thời gian là từng mùa hoa bưởi đi qua. Từng mùa lụt to, lụt nhỏ bồi đắp phù sa cho vườn tược.

Nhưng rồi bác cũng lo. Mấy năm nay không biết trời đất ra sao, con người ta đã làm gì mà lụt cũng trở nên trái tính trái nết, năm có năm không và ngày càng thưa vắng. Không lụt thì sướng chứ sao? Nhưng mà vườn khổ. Vườn chỉ tốt tươi  khi thấm đẫm phù sa. Tôi cứ ngồi nghe chuyện bác Ba và hỏi những câu không đầu không đũa. Và thấy cả đời bác hình như chỉ mong ước những điều đơn giản. Trai trẻ thì mong ước một chuyến đi xa. Giờ thì sợ phù sa không về nữa...

LÊ NGUYỄN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xuân trong vườn Huế

Người ta hay nói Huế như một khu vườn xanh lá trữ tình. Khi mùa xuân đến, cả không gian vườn Huế thơm dịu dàng hương hoa thoảng bay. Bấy giờ, hoa không chỉ là hoa, hoa còn là ánh bình minh xán lạn đầu ngày, hoa ẩn trong cánh én tin xuân, hoa cưỡi trên cánh bướm khoe hương, khoe sắc, hoa cất lời hòa tiếng chim trong trẻo trên cành… Những cung bậc hoa xuân ấy, nếu tinh tế lắng nghe, sẽ nhận ra có những vang động khác nhau từ các kiểu thức vườn…

Xuân trong vườn Huế
Mở cửa những không gian “kín cổng cao tường”

Thời gian gần đây, ở Huế xuất hiện nhiều quán cà phê nhà vườn, đặc biệt là cà phê ở những phủ đệ xưa. Đó là những không gian mà cách đây trăm năm là nơi lui tới của những ông hoàng, bà chúa, quan viên để thăm hỏi nhau dịp lễ, tết hay bà con thân thích tụ họp trong các dịp cúng giỗ dòng họ. Vào đây rồi, bạn sẽ có ngạc nhiên thú vị, rằng cuộc sống của chủ nhân ở sau những cánh cổng kiểu thức cung đình ấy thường giản dị, không giàu có như cái vẻ “cung đình” ở bên ngoài.

Mở cửa những không gian “kín cổng cao tường”
KIẾN TRÚC SƯ NGUYỄN THANH TÙNG:
Huế như một tổng hòa đô thị nhà & vườn lớn

Trong Tọa đàm “Rỗng và những khoảng mở của đô thị” do ASHUI cùng Tích Thiện Viên & Hội Kiến trúc sư (KTS) Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức, các diễn giả, kiến trúc sư đã chia sẻ nhiều câu chuyện, góc nhìn đa chiều và những trải nghiệm thú vị về không gian vườn, những không gian mở giữa những căn nhà và rộng lớn hơn là không gian “rỗng & mở” trong lòng các đô thị. Làm sao để kiến tạo nên không gian “rỗng & mở” này và nó thực sự đem lại giá trị hữu ích gì cho con người và đô thị? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với KTS. Nguyễn Thanh Tùng, người sáng lập ANTT Architects.

Huế như một tổng hòa đô thị nhà  vườn lớn
Hoa mai trong tiết đông

Trong tiết đông mưa dầm của Huế, chợt gặp cây mai tứ quý bên đường. Không như hoàng mai thường chờ mùa xuân mới nở, mai tứ quý nở suốt bốn mùa.

Hoa mai trong tiết đông
Hỗ trợ 45,2 tỷ đồng bảo tồn nhà vườn, rường xứ Huế

Nhà vườn xếp loại 1 được hỗ trợ 1 tỷ, loại 2 là 800 triệu đồng và loại 3 là 600 triệu đồng. Đó là một trong những nội dung nằm trong “Nghị quyết Quy định một số chính sách hỗ trợ, bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn đặc trưng và nhà rường cổ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” vừa được HĐND tỉnh khóa VIII thông qua chiều 8/12 tại Kỳ họp thứ V.

Hỗ trợ 45,2 tỷ đồng bảo tồn nhà vườn, rường xứ Huế
Return to top