ClockThứ Hai, 30/05/2022 15:37

Sôi động đời sống văn hóa nghệ thuật sau dịch COVID-19

TTH - Mấy tháng qua, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật sôi động quay trở lại trong sự đón chờ của công chúng sau thời gian dài im ắng do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Khai mạc trại sáng tác “Phú Vang ngày mới”Vươn lên khẳng định thương hiệu, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa HuếNghệ thuật chế tác búp bê Nhật Bản

Nhiều người tập trung tại phố đêm Hoàng thành vui chơi, giải trí

Bầu không khí mới

Sau hơn một tháng khai trương, phố đêm Hoàng thành trở thành điểm đến thu hút người dân và du khách đến vui chơi, giải trí, thưởng thức các chương trình biểu diễn nghệ thuật vào dịp cuối tuần. Với 4 điểm diễn, các chương trình nghệ thuật kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đáp ứng nhu cầu thưởng thức của nhiều đối tượng khác nhau. Vì thế, xung quanh sân khấu lúc nào cũng đông khán giả.

 Nguyễn Diệu Phương, một khán giả trẻ chia sẻ: “Sau hơn hai năm vắng bóng các hoạt động văn hóa nghệ thuật do ảnh hưởng của dịch COVID-19, chúng tôi rất vui khi lại được sống trong không khí vui chơi rộn ràng, được thưởng thức nhiều loại hình nghệ thuật từ truyền thống đến hiện đại. Không khí thật tuyệt vời, cảm giác như được cởi bỏ những ngày bí bách vì đại dịch”.

Không gian này cũng là nơi để các nghệ sĩ phô diễn tài năng, được sống với đam mê và cống hiến. Đặng Lê Văn, thành viên nhóm Ghita For You cho hay: “Một thời gian dài không được biểu diễn âm nhạc đường phố do dịch, chúng tôi khát khao không khí náo nhiệt như thế này. Bây giờ được hoạt động trở lại, chúng tôi biểu diễn hết mình để mang đến cho mọi người những tiết mục đặc sắc, không khí âm nhạc sôi động”.

 Tại Ngày hội “Huế - Kinh đô ẩm thực” diễn ra trong dịp lễ 30/4 & 1/5, đã có hàng ngàn du khách đến trải nghiệm, thưởng thức các món ăn, thức uống và xem các nghệ nhân ẩm thực tên tuổi quảng diễn, chế biến món ăn đặc sản... Festival Thuận An biển gọi diễn ra từ ngày 28/4 đến 2/5 cũng thu hút hàng ngàn người đến thưởng thức các chương trình nghệ thuật, tham gia các hoạt động cộng đồng, thi đấu thể dục thể thao, tạo nên không khí vui tươi trong những ngày hè, thúc đẩy du lịch biển phát triển.

Nhiều hoạt động nghệ thuật khác cũng thu hút nhiều nghệ sĩ tham gia, khởi đầu là “Hành trình ký họa di sản Cố đô Huế 2022” diễn ra hồi tháng 3 do Bảo tàng Mỹ thuật Huế phối hợp với các đơn vị tổ chức, thu hút gần 100 nghệ sĩ thuộc nhiều lứa tuổi. Lúc ấy, nhiều nghệ sĩ đến từ Hà Nội vừa bị nhiễm COVID-19 nhưng họ đã vượt qua những trở ngại sức khỏe để đến Huế, tham gia ký họa vẻ đẹp của di sản. Điều đó cho thấy khát khao sáng tạo của nghệ sĩ.

Theo bà Đinh Thị Hoài Trai, sự hào hứng tham gia hành trình ký họa của các nghệ sĩ là một trong những điều kiện thuận lợi để Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật sắp tới phục vụ công chúng. Vừa qua, triển lãm “Ningyo - Nghệ thuật và vẻ đẹp của búp bê Nhật Bản” tại Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị cũng thu hút 6.500 lượt khách đến tham quan. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự phục hồi của hoạt động văn hóa nghệ thuật sau đại dịch.

Ngày hội “Huế - Kinh đô ẩm thực” thu hút nhiều người đến trải nghiệm, thưởng thức

Phục hồi mạnh mẽ

Do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, suốt hai năm qua, nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội, thể thao, thậm chí sinh hoạt văn hóa đều bị đình đốn. Một thời gian dài không được vui chơi, giải trí, thưởng thức văn hóa nghệ thuật khiến nhiều người cảm thấy bị bức bối, tù túng. Cùng với tỷ lệ phủ vắc-xin, từng bước “bình thường hóa” với dịch COVID-19, chưa bao giờ đời sống văn hóa nghệ thuật phục hồi mạnh mẽ như hiện nay trong sự đón chờ, hưởng ứng của người dân.

Sau thời gian “ngủ đông”, các không gian bảo tàng nườm nượp đón khách tham quan. Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đón nhiều đoàn viên, thanh niên, học sinh đến dâng hoa, báo công vào các ngày lễ lớn. Trong nửa đầu tháng 5, Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế đón hơn 3.000 lượt khách nội địa và hơn 150 lượt khách quốc tế. Đặc biệt, có hơn 1.000 học sinh đến tham quan, học tập, trải nghiệm. Tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế, dù chưa nhiều nhưng sự trở lại của khách tham quan trong nước và quốc tế là tín hiệu vui, cho thấy sự khởi sắc.

Bầu không khí hồi sinh cũng được thể hiện tại các nhà hát, sân khấu, rạp phim. Trên mạng xã hội, nhiều nghệ sĩ của Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế và Nhà hát Nghệ thuật ca kịch Huế bày tỏ niềm vui khi được trở lại sân khấu biểu diễn, được gặp khán giả trực tiếp qua từng show diễn... Với khán giả, việc được quay trở lại thói quen đến rạp thưởng thức những bộ phim hay giúp cho nhiều người có cảm giác cuộc sống bình thường đã thực sự quay trở lại.

Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, sau 2 năm bị bó buộc tâm lý vì đại dịch, nhu cầu về đời sống tinh thần của người dân ngày càng cao. Vì thế, khi cuộc sống trở lại bình thường, việc bù đắp đời sống tinh thần là thực tế đặt ra. Sở Văn hóa và Thể thao cùng với Sở Du lịch, Trung tâm Festival Huế, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và các đơn vị khác đã xây dựng kế hoạch tổng thể với nhiều hoạt động phong phú trong khuôn khổ Festival bốn mùa, đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần của người dân, thu hút du khách.

Các hoạt động văn hóa nghệ thuật diễn ra thời gian qua được người dân và du khách đón nhận, hưởng ứng nhiệt tình, hâm nóng bầu không khí văn hóa nghệ thuật trên địa bàn tỉnh. Đến nay, đời sống sinh hoạt văn hóa của người dân gần như trở lại nhịp quen thuộc. Sắp tới, tuần lễ Festival văn hóa, nghệ thuật “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” diễn ra từ ngày 25 đến 30/6 với nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc sẽ là cơ hội để người dân, du khách được thưởng thức bữa tiệc nghệ thuật đa sắc màu, bù đắp và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể

Cách đây vài năm, khi ngành văn hóa Huế tiên phong trong việc phục hưng áo dài truyền thống đã có nhiều luồng ý kiến khác nhau, kể cả trái chiều. Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh, sự kiên trì, đồng lòng của tập thể cán bộ, sự đồng hành của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và người dân, đề án “Huế - Kinh đô Áo dài” bước đầu đã gặt hái được những thành quả nhất định.

“Tìm đường” để áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể
Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật

Không chỉ vinh dự, những nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND), Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) xem đó còn là trọng trách nặng nề trong hành trình bảo tồn, trao truyền những giá trị văn hóa cho hậu thế. Họ như là vốn quý, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn của đất nước.

Vinh danh nghệ sĩ có nhiều cống hiến cho nghệ thuật
Đu tiên Phú Gia trở lại

Một ngày cuối tháng Hai vừa qua, người dân làng Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc đã đổ về sân Nhà văn hóa cùng tham gia lễ phục dựng trò chơi Đu Tiên và các trò chơi dân gian. Nhìn những ánh mắt rạng ngời dõi theo những vòng đu quay, mới nhận ra trong lòng họ đang ngập tràn hạnh phúc, bởi sau 25 năm, giờ trò đu tiên mới được phục dựng trên mảnh đất quê hương.

Đu tiên Phú Gia trở lại

TIN MỚI

Return to top