Thể thao

Sôi động lễ hội đua thuyền huyện Phú Lộc lần thứ nhất năm 2022

ClockChủ Nhật, 24/04/2022 12:47
TTH.VN - Sau gần 20 năm bị gián đoạn, lễ hội đua thuyền huyện Phú Lộc lần thứ nhất năm 2022 chính thức được tổ chức lại vào sáng 24/4, với sự tham gia của 17 đội đua, gồm 9 đội đua nam, 8 đội đua nữ đến từ các xã, thị trấn trong khu vực hệ thống đầm phá Cầu Hai - Lăng Cô.

Hào hứng xuất phát

Đến dự lễ khai mạc có UVTV, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân, cùng lãnh đạo huyện Phú Lộc và các xã, thị trấn tham gia.

Lễ hội đua thuyền huyện Phú Lộc năm nay quy tụ gần 500 VĐV nam, nữ đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tham gia tranh tài ở 9 độ đua gồm: 1 độ cúng, 1 độ cá, 6 độ tiền nam, nữ và 1 độ phá.

Năm nay các đội đua đã chuẩn bị chu đáo, thi đấu hào hứng và được sự cổ vũ nhiệt tình của bà con nhân dân trong và ngoài địa phương.

Khu vực tổ chức lễ hội đua thuyền của huyện Phú Lộc năm nay cũng là một địa điểm hoàn toàn mới, tại bến thuyền Diêm Phụng trên đầm Thủy Tú, xã Vinh Hưng - nơi giàu tiềm năng du lịch đầm phá đang được kêu gọi đầu tư. Việc tổ chức lễ hội đua thuyền lần này còn là dịp để quảng bá, thúc đẩy phát triển du lịch, dịch vụ, ẩm thực, thương mại của khu vực này trong thời gian sắp tới.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình các môn thi đấu tại Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) huyện Phú Lộc lần thứ IX và hưởng ứng Festival Huế năm 2022. Đồng thời, là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 47 năm giải phóng quê hương Phú Lộc (24/3/1975 - 24/3/2022), giải phóng Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2022) và hướng đến Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Qua lễ hội, ban tổ chức tạo được sân chơi lành mạnh, bổ ích, nâng cao sức khỏe; khơi dậy phong trào tập luyện thể thao nói chung, môn đua thuyền nói riêng nhằm khôi phục lại lễ hội đua thuyền huyện Phú Lộc vào các năm sau. Đây cũng là dịp để địa phương giới thiệu tiềm năng, thế mạnh về kinh tế, du lịch, truyền thống văn hóa, con người Phú Lộc đến với du khách trong và ngoài nước.

Một số hình ảnh Thua Thien Hue online ghi lại trong sáng nay:

So kè gay cấn, quyết liệt

Các đội đua nữ cũng không kém phần hấp dẫn

Bứt phá

Các đội đua nối nhau trải dài trên đầm phá

Về đích

Trao giải độ Tiền nam

Tin, ảnh: Bá Trí

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn

Lâu nay lễ hội đua thuyền cuả tỉnh và TP.Huế trong các ngày lễ được tổ chức qui mô lớn trên sông Hương đoạn trước Phu Văn Lâu. Theo tôi tổ chức đua thuyền trên khúc sông trước công viên Trịnh Công Sơn thì hợp lí hơn.

Nên tổ chức đua thuyền trước công viên Trịnh Công Sơn
Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống
Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam

Đông đảo người dự lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) đã tham gia lễ rước bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế) lên Nghinh Lương Đình trước khi xuống thuyền để di chuyển lên điện.

Rực rỡ đoàn rước bộ trong lễ hội điện Huệ Nam
Return to top