ClockThứ Ba, 12/04/2022 15:36

Sớm có mặt bằng, cao tốc Bắc Nam giai đoạn II sẽ đồng loạt khởi công trong tháng 12/2022

Dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các địa phương, dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn II (2021 - 2025) gồm 12 dự án thành phần đang tạo ra nhiều dấu mốc chưa có tiền lệ về giải phóng mặt bằng (GPMB), đảm bảo dự án đồng loạt khởi công trong tháng 12/2022.

Chủ động trong giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc-NamNgày 10/1, Quốc hội tiếp tục thảo luận trực tuyến về dự án một luật sửa nhiều luậtĐẩy nhanh cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng cao tốc Bắc - Nam phía Đông

Bứt tốc giải phóng mặt bằng

Dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn II (2021 - 2025) được Quốc hội thông qua với hàng loạt cơ chế đặc thù, mang tính mở để thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện cấp bách. Mục tiêu cuối cùng là dự án hoàn thành sớm trong kỳ trung hạn, đảm bảo nguồn vốn đầu tư công phát huy được hiệu quả. Do vậy, Bộ GTVT đã và đang vào cuộc quyết liệt hoàn thiện thiết kế kỹ thuật, hồ sơ pháp lý và nhất là bàn giao hồ sơ cắm cọc GPMB tại các địa phương.

Qua tìm hiểu, từ đầu năm đến nay, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT đã có hơn 30 chuyến đi khảo sát thực địa, hướng tuyến cao tốc chạy qua, làm việc với địa phương về triển khai dự án. Riêng công tác khảo sát địa hình, địa chất đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành, giảm một nửa thời gian so với những dự án có quy mô tương tự từ trước đến nay.

Thành hình đoạn tuyến cao tốc Nha Trang - Cam Lâm trên cao tốc Bắc Nam giai đoạn I.

Theo đại diện các Ban Quản lý dự án giao thông (BQLDA), tại mỗi lần kiểm tra thực địa, lãnh đạo Bộ GTVT đều chỉ đạo sát sao công tác tư vấn giám sát, tăng tốc tiến độ, khảo sát thiết kế cơ sở, phối hợp cắm cọc, bàn giao GPMB... đảm bảo hướng tuyến cao tốc hạn chế thấp nhất qua khu dân cư, diện tích rừng quốc gia, đất quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho các BQLDA lập hồ sơ dự án.

Theo ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI - Bộ GTVT) - đơn vị đang tham gia tư vấn cho 9/12 dự án thành phần, đối với diện tích đất quốc phòng, Bộ GTVT đã mời các Ban chỉ huy quân sự địa phương có cao tốc đi qua phối hợp làm việc trực tiếp tại hiện trường để thống nhất hướng tuyến. Nhờ vậy, thời gian quyết định cắm cọc GPMB diễn ra nhanh chóng, hoàn thành đúng kế hoạch, tiến độ Chính phủ giao...

Bên cạnh đó, việc chia lộ trình bàn giao GPMB dự án thành 3 giai đoạn: Trước ngày 15/3, trước ngày 30/4 và trước ngày 30/6/2022 (đối với đoạn tuyến phức tạp), đã giúp các địa phương chủ động công tác cắm cọc GPMB. Dự kiến, đến thời điểm báo cáo nghiên cứu khả thi dự án được phê duyệt (ngày 30/6/2022), các địa phương đã có tối thiểu 3 tháng triển khai các thủ tục GPMB (dải thửa, kiểm đếm, lên phương án đền bù…), rút ngắn tiến độ 2 tháng, so với trước đây, thời gian này có thể mất đến 6 tháng.

Tính chung đến ngày 10/4, các BQLDA giao thông đã bàn giao hồ sơ cọc GPMB cho các địa phương được hơn 170km so với 136km bàn giao đợt 1 ( trước ngày 15/3/2022). Mặc dù thời gian bàn giao hồ sơ cọc GPMB được chia thành các đợt, song Bộ GTVT đang chỉ đạo các BQLDA làm “cuốn chiếu”, GPMB đến đâu bàn giao luôn đến đó, không phải chờ đến hạn ấn định mới thực hiện.

Bám sát tiến độ GPMB giai đoạn 2 và 3

Theo lãnh đạo Bộ GTVT, kế hoạch bàn giao hồ sơ thiết kế cắm cọc GPMB cho các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Trị đợt 2 trước ngày 30/4/2022 dự kiến khoảng 110km và đợt 3 trước ngày 30/6/2022 còn khoảng 109km. Đoạn Quảng Ngãi - Nha Trang đợt 2 dự kiến khoảng 229km và đợt 3 còn khoảng 71km. Đoạn Cần Thơ - Cà Mau đợt 2 còn khoảng 44km và đợt 3 còn khoảng 31km.

Đến thời điểm này, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đang được Bộ GTVT phối hợp với các địa phương tập trung tháo gỡ các "nút thắt", nhất là các công tác lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây lắp phục vụ GPMB, tái định cư; khảo sát, lập bản đồ địa chính, lập quy hoạch khu tái định cư; di dời hạ tầng kỹ thuật... Bộ GTVT đặt mục tiêu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11/2022; bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023 như chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 18/CP và đồng loạt khởi công các dự án thành phần trong tháng 12/2022.

Bộ GTVT cũng vừa có văn bản gửi UBND 12 tỉnh, thành phố có dự án đi qua trong việc quản lý chặt mặt bằng cao tốc Bắc Nam. Tại văn bản này, Bộ GTVT nhấn mạnh bất cập hiện nay, tuyến cao tốc đang trong quá trình chuẩn bị dự án, nhưng đã xuất hiện tình trạng người dân xây dựng, cơi nới công trình, trồng cây trái phép, sử dụng đất không đúng mục đích thuộc phạm vi dự án cao tốc để trục lợi. Điều này gây phức tạp cho công tác GPMB, ảnh hưởng đến tiến độ. Vì vậy, các địa phương cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng, tuyên truyền người dân ủng hộ chủ trương đầu tư xây dựng đường cao tốc và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…

Theo chủ trương đầu tư được phê duyệt, dự án cao tốc Bắc Nam giai đoạn II được GPMB theo quy mô 6 làn xe, đoạn Cần Thơ - Cà Mau quy mô 4 làn xe theo quy hoạch được duyệt. Theo tính toán, tổng diện tích đất chiếm dụng của dự án khoảng gần 5.500 ha. Trong đó, đất trồng lúa hai vụ khoảng hơn 1.500 ha, đất nông nghiệp khác khoảng 1.280 ha, đất dân cư khoảng hơn 500 ha, rừng phòng hộ khoảng 110 ha, rừng sản xuất khoảng hơn 1.400 ha, đất khác khoảng 621 ha.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo

Sáng 23/4, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội - Chi nhánh Huế và huyện Phong Điền khởi công xây dựng “Nhà đại đoàn kết” cho các hộ khó khăn ở Phong Điền.

Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Khấp khởi đến nơi ở mới

Sau nhiều năm thấp thỏm, lo lắng khi phải sống trong khu vực có nguy cơ sạt lở nằm giữa tuyến đường cao tốc La Sơn – Túy Loan và Tỉnh lộ 14B, đến nay người dân ở Hương Phú, Khe Tre (Nam Đông) chuẩn bị được di dời đến Khu tái định cư (TĐC) phục vụ di dời các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan.

Khấp khởi đến nơi ở mới
Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

TIN MỚI

Return to top