ClockThứ Năm, 31/05/2018 13:55

Sơn mài & tiến trình phát triển

TTH.VN - Trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa nhóm mỹ thuật Mê Kông và các trường Đại học Nghệ thuật năm 2018, sáng 31/5, Trường đại học Nghệ thuật - Đại học Huế tổ chức hội thảo sơn mài. Hội thảo có sự tham gia của các họa sĩ đến từ Thái Lan.

Tương tác cùng tranh sơn mài

Trình bày về lịch sử và tiến trình phát triển của sơn mài, PGS. TS. Phan Thanh Bình, Hiệu trưởng Trường đại học Nghệ thuật cho rằng, cách đây khoảng 2.500 năm, nghề sơn đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử Việt Nam và được đánh giá không thua kém nghề sơn ở Trung Quốc, Nhật Bản...

Hội thảo nhằm giới thiệu chất liệu truyền thống của Việt Nam đến nước bạn

Từ thế kỷ 17, tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp, Bắc Ninh được sơn son thếp vàng, nhiều tượng gỗ cũng được phủ sơn để bảo vệ và rất thành công. Sơn mài được các nước quốc tế quan tâm từ rất lâu.

Đầu thế kỷ 20, các họa sĩ người Pháp đã sử dụng sơn mài để vẽ tranh. Năm 1925, khi Trường cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập thì sơn mài được chú ý nhiều hơn.

PGS. TS. Phan Thanh Bình cũng giới thiệu đến các họa sĩ Thái Lan về cây sơn, cách chế tác màu sơn, lọc sơn, các công đoạn làm tranh sơn mài, quy trình khảm vỏ trứng vào tranh sơn mài, các họa tiết cung đình được trang trí bằng sơn mài... cũng như khả năng ứng dụng của sơn mài.

Mở ra cơ hội hợp tác trong sáng tác, đào tạo mỹ thuật với Thái Lan

Trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam, nhiều tác giả đã thành công với tranh sơn mài và để lại nhiều tác phẩm giá trị, độc đáo, tiêu biểu như: Tác phẩm “Vườn xuân Nam Trung Bắc” của Nguyễn Gia Trí là sự hòa hợp của sơn son, sơn then và cẩn vỏ trứng. “Hạnh phúc” của Phạm Gia Giang là bức tranh sơn mài đắp nổi rất lạ hay tranh của các họa sĩ Lê Phổ, Nguyễn Khang, Hồ Sĩ Ngọc, Trương Bé... được nhiều người yêu thích.

“Sơn mài đã có truyền thống lâu đời và cần phải được gìn giữ”, ông Phan Thanh Bình nhấn mạnh.

Hội thảo nhằm trao đổi, phổ biến kiến thức nghệ thuật, truyền thống văn hóa của khu vực sông Mê Kông và các thành viên ASEAN cho các nghệ sĩ, sinh viên và công chúng quan tâm đến hoạt động sáng tạo nghệ thuật, mở ra cơ hội hợp tác nghiên cứu, sáng tác, đào tạo họa sĩ sơn mài với Thái Lan.

Tin, ảnh: Trang Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh

Sáng 21/3, tại Nhà khách Quốc hội (Hà Nội) diễn ra hội thảo “Văn học Nghệ thuật (VHNT) Hà Nội - Huế - TP. Hồ Chí Minh sau ngày đất nước thống nhất: Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động giao lưu văn hoá nghệ thuật do Liên hiệp các Hội VHNT của ba địa phương tổ chức.

Giao lưu Văn học Nghệ thuật Hà Nội - Huế - TP Hồ Chí Minh
Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch

Sáng 29/2, tại Trường cao đẳng Du lịch Huế diễn ra hội thảo quốc tế với chủ đề: “Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch”. Hội thảo có sự tham dự của đại diện từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các chuyên gia trong và ngoài nước.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch
Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên

Sáng 9/1, Hội sinh viên Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế phối hợp với Đoàn thanh niên trường tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2024 chào mừng kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2024).

Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên
Return to top