ClockThứ Tư, 10/07/2019 10:09

Sông băng nguy hiểm nhất thế giới sắp tan chảy, gây thảm họa với Trái đất?

Sông băng khổng lồ ở Nam Cực với kích thước tương đương bang Florida ở Mỹ, có thể gây thảm họa cho Trái đất nếu tan chảy hoàn toàn.

Anh khởi động chiến lược tài chính xanh để đối phó với biến đổi khí hậuTương lai việc làm chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậuTổng thư ký LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp về khí hậuPháp dọa sẽ không ký Tuyên bố chung G20 nếu không bàn về khí hậuBiến đổi khí hậu đe doạ đẩy lùi tiến bộ xoá đói giảm nghèo trong 50 năm

Sông băng khổng lồ ở Nam Cực đang tan chảy

Theo Mirror, sông băng Thwaites ở Nam Cực đang bước vào giai đoạn “bất ổn” và trong kịch bản tồi tệ nhất, toàn bộ lượng băng sẽ tan vào đại dương trong, chỉ sau 150 năm.

Kết quả là mực nước biển sẽ dâng cao gấp 2,5 lần so với mức 20cm kể từ giai đoạn cuối thế kỷ 19, một nghiên cứu của NASA cho biết.

Nhà khoa học NASA, Helene Seroussi nói: “Sau khi đạt đến độ tan chảy, sông băng Thwaites sẽ hòa tan hết vào đại dương trong 150 năm. Điều đó có nghĩa là mực nước biển toàn cầu sẽ dâng cao thêm 50cm”.

Sông băng Thwaites với kích thước 181.000 km2 là một trong 5 sông băng có mức độ tan băng gấp đôi trong 6 năm qua. Tình trạng nước biển ấm lên do biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính gây ra bất ổn.

 Băng tan do nước ấm tác động từ bên dưới

Nhà khoa học Seroussi nói sông băng trở nên không ổn định khi nước biển ấm hơn tác động ngay từ bên dưới lòng sông. “Quá trình này diễn ra một cách liên tục, không gì có thể cản được”.

Hồi tháng Giêng, các nhà khoa học đã phát hiện một lỗ hổng khổng lồ dưới đáy sông băng Thwaites. Lỗ hổng có diện tích bề mặt xấp xỉ 40km2 và cao tới 300m. Ước tính lỗ hổng đủ lớn để chứa tới 14 tỷ tấn băng và phần lớn tan chảy chỉ trong vỏn vẹn ba năm qua.

Thwaites được xem là dòng sông băng nguy hiểm trên Trái Đất khi chịu trách nhiệm cho khoảng 4% mực nước biển dâng toàn cầu. Với kích thước tương đương bang Florida, Mỹ, sông băng Thwaites có thể khiến các đại dương trên thế giới dâng cao thêm 50cm, gây nên thảm họa đối với các thành phố ven biển.

Theo Dân Việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top