ClockThứ Năm, 06/05/2021 08:58

Sống xanh từ việc nhỏ nhất

TTH - Có lần về quê, tôi ghé nhà anh bạn lúc chiều đang hắt nắng nhạt bên hè. Bạn ngồi sau vườn nhà, bên chân là những tàu lá chuối vẫn còn xanh ngắt. Nắng chiều chắc đủ nóng, nên những ngọn chuối nằm trên đất đã mang dáng hình ủ rủ. Bạn đang ngồi cần mẫn chằm ngọn lá thành những hình trụ tròn bằng nắm tay. Bạn nói đang làm bầu dùng để ươm cây.

Không ngại giúp ngườiGắn kết tình thân

Những ngọn lá được bạn xé to bằng 3 ngón tay, hoặc bằng bàn tay, có loại to hơn. Bạn quấn tròn lại, rồi dùng tăm tre ghim lại. Đôi bàn tay sần sùi, thô ráp của người đàn ông chuyên làm việc nặng nhọc, vậy mà lúc xé lá, ghim lá lại vô cùng khéo léo, thuần thục.

Bạn nói, ngày trước mỗi lần ươm cây, bạn đều dùng bọc ni lông làm bầu ươm. Mỗi lần mang cây lên rẫy để trồng, vậy là có hàng trăm, hàng ngàn bọc ni lông được thải ra. Dù đã gom lại để đốt, nhưng nhìn những làn khói xám bay lên giữa trời, cái mùi khét lẹt phủ lấy nương rẫy, bạn cứ thấy phiền lòng, nhưng chẳng biết phải làm sao.

Cho đến một lần, bạn lên “mạng”, vô tình thấy người ta làm bầu ươm bằng lá. Vậy là vui như mở cờ. Bạn háo hức làm theo. Ưu điểm của bầu ươm bằng lá, không chỉ giúp giảm thiểu tối đa việc thải ni lông ra môi trường, mà khi trồng cây cũng rất tiện. Người trồng cây chỉ cần đặt thẳng bầu ươm xuống hố đất rồi lấp đất lại, bỏ qua thao tác xé bầu như khi dùng bầu ươm bằng ni lông. Do đó, cũng không lo bầu bị bể trong quá trình xé bọc. Tuy nhiên, công đoạn làm bầu ươm bằng lá lại mất rất nhiều thời gian, không phải ai cũng kiên nhẫn, nếu không có ý thức về bảo vệ môi trường, hướng đến cuộc sống xanh.

Từ ngày biết được cách làm bầu ươm từ lá, bạn “tẩy chay” hẳn các loại bầu làm bằng bọc ni lông. Người đàn ông ấy còn tích cực tuyên truyền cách làm bầu bằng lá cây để mọi người ở địa phương mình cùng dùng, giảm thiểu tối đa lượng rác thải nhựa ra môi trường sống.

Tôi cũng thấy vợ bạn, đã nhón chân hái mấy ngọn lá vả ở góc vườn, trước khi đi chợ chiều ở cuối làng. “Mua con cá, miếng thịt mà cầm nguyên cái giỏ xách cũng mệt”. Vợ bạn giải thích. Lười cầm giỏ, nên chị hái mấy ngọn lá để gói miếng thịt, con cá, đựng thay cho cái túi ni lông. “Hồi xưa, khi tui còn nhỏ chút. Mỗi lần mạ tui đi chợ về, thấy cá tôm đều được người ta gói trong lá chuối hoặc lá vả, chứ không bỏ trong bịch ni lông như bây chừ”.

Cũng như chồng mình, chị cũng tích cực vận động người trong thôn dùng lá để gói đồ thay vì dùng túi ni lông. Giống như chiều nay, thay vì hái đôi ba ngọn lá, chị hái luôn một xấp dày. Chị bảo, hái tặng o bán cá, bán thịt, để họ gói hàng.

Nhìn hai vợ chồng bạn, tôi lại nghĩ, giá như ai cũng có ý thức, trách nhiệm thay đổi thói quen trong sinh hoạt, lao động để bảo vệ môi trường thì ngoài kia, chắc chẳng còn ngập đầy rác thải ni lông.

Linh Chi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Lan tỏa tình yêu Huế xưa

Nhìn thấy được sức mạnh của mạng xã hội, Đào Hữu Quý thử thách bản thân bằng việc trở thành “nhà sáng tạo nội dung” (content creator), “nhồi nặn” sức hút của vẻ đẹp truyền thống Huế thành những video về văn hóa Huế… đăng lên mạng xã hội, khởi đầu là các món ăn độc lạ của Cố đô.

Lan tỏa tình yêu Huế xưa
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba. Vì thời gian tết về thì ở chỗ chúng tôi cũng là lúc bắt đầu mùa cá. Khi ấy những người đàn ông sẽ dong thuyền ra khơi và có khi đi cả tháng trời mới về. Tết của chúng tôi khi ấy vừa là hòa vào không khí chung của ngày lễ cổ truyền, vừa là sự chờ đợi và cầu bình an cho những người chủ gia đình đang lênh đênh trên sóng.

Tết muộn
Return to top