Thế giới

SpaceX và NASA phóng thành công 4 phi hành gia vào quỹ đạo Trái đất

ClockThứ Hai, 16/11/2020 14:52
TTH.VN - Nhiệm vụ phóng tàu vũ trụ thành công tối Chủ Nhật đưa một phi hành đoàn bốn người đến Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), là một chương trình hợp tác giữa NASA và công ty chế tạo tên lửa tư nhân SpaceX của tỷ phú Elon Musk.

NASA lên kế hoạch tiếp tục đưa người khám phá Mặt trăngNASA sẽ đưa nữ phi hành gia lên Mặt trăng trong năm 2024

Sau chuyến bay thử nghiệm tháng 5/2020, NASA và SpaceX đã đưa vào chuyến bay “vận hành” đầu tiên đưa 4 phi hành gia lên trạm ISS. Ảnh minh họa: TTXVN

Con tàu được đặt tên là Resilience (Kiên cường) đã chở bốn phi hành gia lên quỹ đạo, vượt qua thời tiết khắc nghiệt và sự chậm trễ nhỏ với lớp niêm phong bên trong của một cửa sập tàu vũ trụ. Sau một hành trình khoảng 27,5 giờ trên quỹ đạo, các phi hành gia sẽ đáp xuống ISS và bắt đầu làm việc ở đó trong 6 tháng.

Bốn phi hành gia trên chuyến bay này là Michael S. Hopkins, Shannon Walker và Victor J. Glover của NASA, và Soichi Noguchi, một phi hành gia Nhật Bản.

Khoảng một giờ sau khi phóng, Đại tá Hopkins, chỉ huy sứ mệnh, đã nhận xét về vẻ đẹp của quang cảnh Trái đất nhìn từ quỹ đạo, sau đó cảm ơn các nhân viên tại SpaceX đã hỗ trợ thực hiện vụ phóng.

“Đó là một chuyến đi tuyệt vời,” ông nói và nói thêm rằng các phi hành gia đều mỉm cười khi trên đường bay lên quỹ đạo. “Resilience giờ đang ở trong quỹ đạo”.

Trong tương lai, thay vì phụ thuộc vào tàu vũ trụ do chính phủ điều hành, các phi hành gia NASA và bất kỳ ai khác có đủ tiền đều có thể mua vé lên vũ trụ bằng tàu thương mại.

Đây là chuyến bay “vận hành” đầu tiên của Crew Dragon, theo cách gọi của NASA. Vào tháng 5, NASA đã thực hiện một sứ mệnh trình diễn, với hai phi hành gia NASA - Robert Behnken và Douglas Hurley - trên tàu. Lần phóng đó, trong một khoang tàu có tên Endeavour, là lần đầu tiên một phi hành đoàn cất cánh từ Hoa Kỳ lên quỹ đạo kể từ khi tàu con thoi của NASA nghỉ hưu vào năm 2011. Sự trở lại của nó cũng là lần hạ cánh đầu tiên trên mặt nước của các phi hành gia bằng tàu vũ trụ Hoa Kỳ kể từ khi các khoang tàu Apollo ngừng bay vào những năm 1970.

NASA lâu nay dựa vào tên lửa Soyuz của Nga để đưa các phi hành gia lên trạm vũ trụ. Hoạt động này ngày càng trở nên đắt đỏ, lên tới hơn 90 triệu USD cho một chỗ ngồi.

Anh Tuấn (Lược dịch từ The New York Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Một ngày bình thường trên vũ trụ của các phi hành gia

Phi hành gia có cơ hội chiêm ngưỡng những cảnh tượng ngoạn mục từ vũ trụ mà người bình thường không có, nhưng họ cũng phải trải qua những thử thách, khó khăn và sống trong điều kiện mà phần lớn người bình thường cũng không thể chịu đựng được.

Một ngày bình thường trên vũ trụ của các phi hành gia
Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng

Sự gia tăng đột biến về nhiệt độ xảy ra khi các nhà dự báo cảnh báo rằng, Trái đất có thể đang bước vào thời kỳ ấm áp đặc biệt kéo dài nhiều năm, do hai yếu tố chính là: phát thải khí giữ nhiệt tiếp diễn, chủ yếu do việc đốt dầu, khí và than đá; và sự xuất hiện trở lại của hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino.

Kỷ lục nhiệt bị phá vỡ trên toàn cầu khi Trái đất nóng lên nhanh chóng
Return to top