ClockThứ Ba, 23/04/2019 14:17

Sri Lanka dành 3 phút mặc niệm nạn nhân trong các vụ đánh bom đẫm máu

Sáng 23/4, người dân trên khắp Sri Lanka đã dành 3 phút mặc niệm để tưởng nhớ gần 300 người bị cướp đi sinh mạng trong các vụ tấn công kinh hoàng nhằm vào các nhà thờ và khách sạn hạng sang tại nước này hai ngày trước đó.

Tình báo Sri Lanka nhận được tin về âm mưu đánh bom từ 10 ngày trướcThế giới lên án vụ tấn công khủng bố kinh hoàng ở Sri LankaNổ tại nhà thờ và khách sạn ở Sri Lanka: Số người chết tăng mạnh

Một người đàn ông đau buồn trước cái chết của người thân trong vụ nổ ở Negombo, Sri Lanka, ngày 23/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN

Đúng 8h30' (giờ địa phương, tức 10h theo giờ Việt Nam), thời khắc xảy ra vụ nổ đầu tiên, quốc kỳ của Sri Lanka tại các cơ quan công quyền đã được treo rủ và người dân cúi đầu mặc niệm các nạn nhân. Chính phủ Sri Lanka quyết định để quốc tang trong ngày 23/4 để tưởng nhớ các nạn nhân. Theo đó, các cửa hàng bán rượu, bia đều phải đóng cửa, trong khi các đài phát thanh và truyền hình ngừng phát mọi chương trình vui chơi, giải trí. 

Tại nhà thờ St. Anthony ở thủ đô Colombo - nơi quả bom đầu tiên phát nổ, nhiều người đã đến thắp nến và cầu nguyện. 

Trước đó, ngày 21/4, Sri Lanka đã phải hứng chịu tới 8 vụ nổ, trong đó có 6 vụ nổ xảy ra vào buổi sáng, khiến gần 300 người thiệt mạng, trong đó có ít nhất 31 người nước ngoài và 500 người bị thương. Theo hãng tin AFP, 10 ngày trước khi loạt vụ nổ này xảy ra, người đứng đầu lực lượng cảnh sát Sri Lanka Pujuth Jayasundara đã đưa ra cảnh báo trên toàn quốc về việc các phần tử đánh bom liều chết âm mưu tấn công các nhà thờ. Theo cảnh báo mà ông Jayasundara đưa ra, một cơ quan tình báo nước ngoài đã thông báo về việc một nhóm vũ trang địa phương tên là National Thowfeek Jamaath (NTJ) đang lên kế hoạch tiến hành các vụ tấn công liều chết nhằm vào các nhà thờ và cơ quan đại diện của Ấn Độ tại Colombia. NTJ là một nhóm Hồi giáo cực đoan, được biết đến tại Sri Lanka vào năm 2018 khi liên quan đến việc phá hoại các bức tượng Phật giáo.

Nguyên nhân các vụ tấn công hiện vẫn đang được điều tra làm rõ. Hiện tổng cộng 24 nghi can đã bị bắt giữ để thẩm vấn. Chưa có tổ chức hay cá nhân nào chính thức thừa nhận tiến hành vụ việc.

Theo cơ quan điều tra, 7 trong 8 vụ nổ trong ngày 21/4 vừa qua là đánh bom liều chết. Đây là vụ bạo lực nghiêm trọng nhất ở Sri Lanka kể từ khi cuộc nội chiến ở nước này kết thúc các đây một thập kỷ.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hôm nay 16/1, xét xử sơ thẩm vụ án 'khủng bố' tại tỉnh Đắk Lắk

Ngày 16/1/2024, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Lắk mở phiên tòa xét xử sơ thẩm Vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân; Khủng bố; Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép; Che giấu tội phạm” xảy ra tại huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk vào ngày 11/6/2023.

Hôm nay 16 1, xét xử sơ thẩm vụ án khủng bố tại tỉnh Đắk Lắk
Châu Âu đón Giáng sinh với lo ngại an ninh kéo dài

Trong bối cảnh các nước châu Âu đang tận hưởng không khí lễ hội với đèn và đồ trang trí tràn ngập sắc màu, mùa Giáng sinh năm nay tại khu vực cũng được nhấn mạnh bằng các biện pháp an ninh tăng cường.

Châu Âu đón Giáng sinh với lo ngại an ninh kéo dài
Paris đối mặt với những thách thức an ninh lớn trong Thế vận hội đầu tiên hậu COVID

Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) hy vọng Thế vận hội (Olympic) Paris 2024 sẽ là “ánh sáng cuối đường hầm” sau hai kỳ Thế vận hội bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, ban tổ chức phải đối mặt với những thách thức lớn về an ninh trước khi lễ khai mạc độc đáo được ấn định sẽ diễn ra vào ngày 26/7/2024.

Paris đối mặt với những thách thức an ninh lớn trong Thế vận hội đầu tiên hậu COVID

TIN MỚI

Return to top