Thế giới

Sự cố dầu loang đe dọa rạn san hô lớn thứ hai thế giới tại Brazil

ClockThứ Hai, 21/10/2019 09:05
Các vết dầu loang đã lan tới vùng Costa de los Corales, bang Alagoas, đây là nơi có rạn san hô lớn thứ hai thế giới, rộng 150km, xếp sau rạn Great Barrier của Australia.

UNESCO: Australia cần hành động tích cực hơn để bảo tồn rạn san hôKhông thể phục hồi nguyên trạng rạn san hô Great BarrierRạn san hô nổi tiếng Great Barrier bị hiện tượng tẩy trắng năm thứ 2 liên tiếp

Vệt dầu loang do 60.000 tấn dầu bị tràn ra Vịnh Guanabara thuộc thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: AFP/TTXVN

Ngày 20/10, các chuyên gia môi trường Brazil cảnh báo những vệt dầu loang xuất hiện hơn một tháng qua đang đe dọa sự sống của rạn san hô lớn thứ hai thế giới ở khu vực Costa de los Corales thuộc quốc gia Nam Mỹ này.

Các vệt dầu loang xuất hiện tại hơn 200 bãi biển thuộc 9 bang Đông Bắc Brazil.

Chuyên gia nghiên cứu Phòng thí nghiệm sinh thái học vi sinh vật và phân tử (LEMM), thuộc Đại học Liên bang Rio de Janeiro, Gustavo Duarte cho biết các vết dầu loang đã lan tới vùng Costa de los Corales, bang Alagoas.

Đây là nơi có rạn san hô lớn thứ hai thế giới, rộng 150km, đứng sau rạn Great Barrier của Australia.

Ông Duarte cảnh báo sự cố dầu loang xảy ra đúng thời điểm quần thể san hô đang phục hồi sau quá trình bị “tẩy trắng” trên diện rộng, vào tháng 5 và tháng 6 vừa qua, do sự ấm lên của nước biển.

Hiện tượng “tẩy trắng” khiến phần lớn san hô chết để lại xương trắng dưới đáy biển. Những lớp sinh vật này có thể phục hồi nếu nhiệt độ nước biển giảm xuống. Tuy nhiên, hiện tượng dầu loang đang ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và sinh sản của san hô và tảo ở khu vực trên.

Chuyên gia LEMM cho biết chỉ riêng trong năm nay, hơn 90% loài san hô Millepora alcicornis, một trong những loài san hô chính tại Brazil, đã chết. Một cá thể san hô dài 50cm sẽ phải mất tới 20 năm mới có thể phục hồi.

Theo ông Duarte, sự cố tràn dầu ảnh hưởng tới rạn san hô có thể so sánh như thảm họa cháy rừng Amazon xảy ra hồi tháng 8 vừa qua.

Những dải dầu loang bắt đầu xuất hiện vào đầu tháng 9 vừa qua và kéo dài 2.000km dọc theo bờ biển phía Đông Bắc Đại Tây Dương.

Tính đến nay, các nhà chức trách Brazil đã thu gom hơn 500 tấn cặn dầu tại 201 khu vực bờ biển của quốc gia Nam Mỹ này. Tình trạng dầu tràn gây ô nhiễm môi trường, khiến 67 động vật biển chết, trong đó có 11 con rùa.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Tốc độ tàn phá rừng nhiệt đới Amazon giảm mạnh từ đầu năm đến nay

Theo một phân tích được Reuters tiết lộ ngày 29/11, sự tàn phá trên khắp rừng nhiệt đới Amazon từ đầu năm đến nay đã chậm lại đáng kể, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm trước. Điều này tạo ra một bước ngoặt lớn đối với khu vực có vai trò quan trọng trong việc kiềm chế biến đổi khí hậu.

Tốc độ tàn phá rừng nhiệt đới Amazon giảm mạnh từ đầu năm đến nay
Brazil: Thuốc trừ sâu khi trồng đậu nành có thể làm tăng tỷ lệ trẻ tử vong vì ung thư

Một nghiên cứu cho thấy thuốc trừ sâu được sử dụng trong quá trình trồng đậu nành có thể liên quan đến sự gia tăng tử vong do ung thư ở trẻ em tại Brazil - quốc gia sản xuất và xuất khẩu đậu nành lớn nhất thế giới và là một trong những nước sử dụng thuốc trừ sâu hàng đầu để ngăn chặn cây trồng khỏi sâu bệnh.

Brazil Thuốc trừ sâu khi trồng đậu nành có thể làm tăng tỷ lệ trẻ tử vong vì ung thư
Bộ trưởng Brazil thành lập lực lượng đặc nhiệm ứng phó với hạn hán chưa từng có ở Amazon

Chính phủ Brazil đang chuẩn bị thành lập một lực lượng đặc nhiệm để cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho người dân ở khu vực Amazon đang bị hạn hán nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến các con sông vốn là nguồn hỗ trợ sinh kế của họ, Bộ trưởng Bộ Môi trường Brazil Marina Silva cho biết.

Bộ trưởng Brazil thành lập lực lượng đặc nhiệm ứng phó với hạn hán chưa từng có ở Amazon
Return to top