ClockThứ Hai, 25/07/2016 09:32

Sử dụng kháng sinh trong thủy sản: Doanh nghiệp thiệt 1, nông dân mất 10

Dù ngành chức năng đã liên tục khuyến cáo và xử lý nhưng tình trạng sử dụng chất cấm và lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản vẫn chưa hạ nhiệt, qua đó gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm...

Lượng thuốc kháng sinh sử dụng tăng đột biến

Theo Bộ NNPTNT, lượng thuốc kháng sinh sử dụng trong nuôi trồng thủy sản đã tăng một cách đáng lo ngại trong vài năm trở lại đây. Đi kèm theo sự gia tăng này là việc hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam bị các nước cảnh báo, trả về.

Thu hoạch tôm tại Cà Mau.  Ảnh: T.L

Theo thống kê, từ đầu năm 2014 đến tháng 9.2015 đã có tới có 32.000 tấn hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang các nước bị trả về với lý do dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép. Năm 2015 có 40 lô hàng bị phát hiện vi phạm có tồn dư hóa chất trong tổng số 181 lô hàng bị cảnh báo an toàn thực phẩm, gấp gần 3 lần so với năm 2014. Trong 9 tháng gần đây, có 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu bị 38 nước nhập khẩu trả về. Trung bình mỗi doanh nghiệp có 5 lô hàng không đảm bảo chất lượng bị trả về. Cá biệt, có một doanh nghiệp xuất khẩu bị trả về đến 70 lô hàng.

Với thực trang nói trên, thủy sản Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tạm ngừng xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm. Trong tình cảnh đó, doanh nghiệp "thiệt một", người nông dân "thiệt mười", nghề nuôi trồng thủy sản cũng trở nên bấp bênh.

Theo TS Bùi Quang Tề - chuyên gia bệnh thủy sản, khi lượng kháng sinh đi vào cơ thể động vật thủy sản ở mức độ phù hợp, nó sẽ tồn tại  giúp chúng kháng lại dịch bệnh. Tuy nhiên, một khi lượng kháng sinh nhiều hơn mức cần thiết sẽ dẫn đến tồn đọng trong cơ thể thủy sản. Các kháng sinh tồn đọng này sẽ làm xuất hiện vi khuẩn biến thể có khả năng chống chọi lại chính các chất kháng sinh. Vì vậy trên thực tế các ao hồ nuôi càng sử dụng nhiều thuốc kháng sinh thì dịch bệnh trong các vụ tiếp theo càng gia tăng, gây thiệt hại lâu dài. Không chỉ ảnh hưởng tiêu cực lên chính các động vật thủy sản, việc tồn dư kháng sinh trong thủy sản đã và đang gây ra các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng.

Ông Dương Tiến Thể - Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT) cho biết: “Kháng sinh vào đầm nuôi từ 3 con đường chính: Từ các công ty nhập khẩu thuốc, chỉ đưa vào sản xuất một phần, một phần bán trực tiếp cho các đầm nuôi; người nuôi mua thuốc trực tiếp từ cửa hàng dược phẩm; từ nhập lậu qua đường tiểu ngạch (chỉ là số ít). Trong quản lý các kháng sinh, chất cấm, khi phát hiện hành vi vi phạm, sẽ xử lý theo hướng dừng không cho kinh doanh nữa và xử phạt hành chính theo quy định.

Nguyên tắc “5 đúng, 5 cần”

Hiện nay, đã có một số thảo dược thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản, nuôi theo VietGAP, nuôi theo công nghệ biofloc, công nghệ sinh học (chỉ sử dụng chế phẩm sinh học)…, đảm bảo an toàn thực phẩm, tăng hiệu quả và bền vững cho hoạt động nuôi trồng thủy sản.

Trong 9 tháng gần đây, có 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu bị 38 nước nhập khẩu trả về. Trung bình mỗi doanh nghiệp có 5 lô hàng không đảm bảo chất lượng bị trả về. Cá biệt, có một doanh nghiệp xuất khẩu bị trả về đến 70 lô hàng.

Ông Kim Văn Tiêu - Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khuyến cáo người nuôi cần sử dụng kháng sinh theo 5 nguyên tắc: Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh trong danh mục cho phép của Bộ NNPTNT quy định (31 loại kháng sinh hạn chế sử dụng, 23 loại cấm sử dụng); không dùng thuốc kháng sinh để phòng bệnh; dùng đúng bệnh, đúng thuốc (loại khuẩn nào thì dùng kháng sinh đó); bảo quản đúng cách; khi tiếp xúc với thuốc phải dùng bảo hộ.

Ngoài ra bà con cũng phải dùng kháng sinh theo "5 cần": Chỉ dùng thuốc kháng sinh trị bệnh do vi khuẩn, không dùng trị bệnh do virus; hạn chế dùng lặp lại thuốc kháng sinh để phòng vi khuẩn kháng bệnh; đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, đúng theo chỉ dẫn của cán bộ thú y; thực hiện việc giám sát sử dụng kháng sinh; nắm vững nguyên tắc trong phòng trị bệnh.

Theo ông Tiêu, để quản lý chất cấm, chống lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản cần quy hoạch, thiết kế và xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản theo hướng an toàn thực phẩm. Đồng thời, tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết theo chuỗi (liên kết ngang - dọc); thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác xã nhằm hạ giá thành sản phẩm, ổn định thị trường. Tăng cường quản lý chất lượng con giống, cơ sở sản xuất giống, chất xử lý cải tạo môi trường, chế phẩm sinh học, thức ăn. Tăng cường quan trắc cảnh báo môi trường, cảnh báo sớm, để hạn chế thiệt hại.

Ông Lê Văn Quang - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú: Mua tôm không kháng sinh với giá cao

Từ trước đến nay, chúng ta cứ nói người nuôi tôm là phải nuôi tôm sạch hóa chất, sạch kháng sinh, thế nhưng chúng ta lại mua tôm không hóa chất, không kháng sinh bị cấm với giá chỉ bằng với tôm bình thường hoặc có cao hơn thì cũng không đáng kể (1.000-2.000 đồng/kg tôm nguyên liệu). Theo tôi, để kiểm soát được vấn đề kháng sinh trong tôm nguyên liệu, trước hết phải mua tôm không kháng sinh với giá đủ cao để người nuôi tôm thấy lợi hơn so với tôm bị nhiễm kháng sinh.

Bà Nguyễn Thị Nga - Giám đốc Doanh nghiệp Thủy sản Đắc Lộc (Phú Yên): Đảm bảo con giống sạch

Con tôm được xác định là vật nuôi chủ lực của ngành thủy sản. Nhu cầu tôm giống hiện nay rất lớn. Tuy nhiên, trên thị trường, số lượng tôm giống không nguồn gốc, trôi nổi, chất lượng thấp còn nhiều. Tôi là người nuôi tôm nên thấu hiểu những khổ cực và rủi ro và cả đắng cay của người nông dân khi bị thương lái ép giá. Tôi mong các cấp ngành phải làm sao để “làm sạch” thị trường tôm giống. Để những công ty sản xuất giống, nuôi tôm như chúng tôi và người nuôi tôm không bị thiệt hại, ảnh hưởng.

Theo Dân việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh và làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nếu có hành vi thao túng thị trường.

Đề nghị thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh vàng
“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp

Nhờ các chính sách hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) nên nhiều người lao động (NLĐ) đã vượt qua khó khăn về kinh tế, giải quyết được vấn đề việc làm để tạo thu nhập ổn định, góp phần ổn định thị trường lao động cũng như đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

“Phao cứu sinh” cho lao động thất nghiệp
Return to top