ClockThứ Sáu, 20/04/2018 06:51

Sử dụng máy bay không người lái chống lại Zika và các bệnh khác

TTH.VN - Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) của Liên Hiệp quốc (LHQ) ngày 19/4, ngành robot học có thể sớm trở thành một đồng minh quan trọng trong cuộc chiến chống côn trùng lan truyền bệnh.

Đưa vào sử dụng chủng vaccine phòng bệnh thương hàn cho trẻ sơ sinhMỹ: Zika gây dị tật bẩm sinh ở 1 trong 10 thai nhiWHO kêu gọi tiến hành các biện pháp mạnh ứng phó với Zika ở Đông Nam ÁLHQ duy trì cảnh báo tình trạng y tế công cộng khẩn cấp về ZikaLHQ thành lập quỹ tín thác đa phương ứng phó với Zika

Một chiếc máy bay không người lái đang bay lên bầu trời để giúp kiểm soát muỗi mang bệnh. Ảnh: IAEA

Tuyên bố trên được đưa ra sau khi một thử nghiệm thành công trong việc phóng thích muỗi vô trùng từ máy bay không người lái trên không, như một phần của các nỗ lực nhằm ngăn chặn côn trùng lây lan bệnh Zika và những căn bệnh khác.

"Việc sử dụng máy bay không người lái là một bước đột phá, mở đường cho việc phát hành quy mô lớn và tiết kiệm chi phí, cũng như trên các khu vực đông dân cư", ông Jeremy Bouyer, nhà côn trùng học y khoa tại Bộ phận Kỹ thuật hạt nhân trong thực phẩm và Nông nghiệp, đơn vị hợp tác giữa Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) nhận định.

Đáng chú ý, công nghệ đột phá này cũng rất hiệu quả về chi phí, khi chỉ rẻ gần như bằng một nửa so với các phương pháp khác. Cho đến nay, muỗi vô trùng được phóng thích đang sử dụng các phương pháp mặt đất tốn nhiều thời gian và sử dụng nhiều lao động.

Ông Bouyer cho biết: "Với chiếc máy bay không người lái, chúng ta có thể xử lý 20 ha chỉ trong 5 phút".

Với trọng lượng dưới 10kg, chiếc máy bay không người lái có thể mang 50.000 muỗi vô trùng trên mỗi chuyến bay và có chi phí 10.000 euro cho mỗi chiếc máy bay.

Lê Thảo (Lược dịch từ UN News)

 

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổng Giám đốc IAEA xác nhận độ an toàn khi Fukushima xả thải ra biển

Ngày 5/7, Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi đã xác nhận sự an toàn đối với kế hoạch của Nhật Bản xả nước thải nhiễm phóng xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Số 1 ra biển. Xác nhận này được đưa ra sau khi ông có chuyến khảo sát kéo dài 4 ngày tại nhà máy nói trên.

Tổng Giám đốc IAEA xác nhận độ an toàn khi Fukushima xả thải ra biển
Việt Nam và Ấn Độ thúc đẩy hợp tác khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ấn Độ, chiều 12/11, Diễn đàn Khởi nghiệp Việt Nam - Ấn Độ đã diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tại các điểm Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ, Trung tâm khởi nghiệp KSUM bang Kerala Ấn Độ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội và hơn 50 điểm kết nối của doanh nghiệp hai nước.

Việt Nam và Ấn Độ thúc đẩy hợp tác khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TIN MỚI

Return to top