ClockThứ Sáu, 03/03/2017 10:07

Sử dụng xe công hiệu quả

TTH - Xe công dùng để phục vụ việc công. Nhà nước cũng quy định rõ các chức danh được sử dụng xe công. Trường hợp nào được xe công phục vụ đưa đón từ nhà đến nơi làm việc; trường hợp nào không được đưa đón mà chỉ được dùng xe chung khi công tác.

Sau khi Bộ Tài chính áp dụng thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe công phục vụ công tác đối với các chức danh Thứ trưởng, chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ 1,25, từ ngày 1/3 vừa qua, Hà Nội là đơn vị cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đầu tiên thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe công  phục vụ công tác chung tại 8 cơ quan cấp sở, quận, huyện. Điều này nhận được sự phản hồi tích cực của dư luận và mở đường cho việc triển khai khoán kinh phí sử dụng xe công cho các địa phương trong cả nước.

Xe công dùng để  phục vụ việc công. Nhà nước cũng quy định rõ các chức danh được sử dụng xe công. Trường hợp nào được xe công phục vụ đưa đón từ nhà đến nơi làm việc; trường hợp nào không được đưa đón mà chỉ được dùng xe chung khi công tác. Điều đó không có gì phải bàn. Nhưng thực tế việc sử dụng xe công vẫn còn lãng phí, không phục vụ việc công. Chẳng đâu xa, trong dịp đầu xuân 2017, một số cán bộ của Bộ Công thương sử dụng xe công đi lễ chùa trong giờ hành chính đã bị báo chí phản ánh và bị thi hành kỷ luật. Đó chỉ là một ví dụ về sử dụng xe công không đúng mục đích, còn thực tế có rất nhiều kiểu lợi dụng, sử dụng xe công vào việc riêng, lãng phí ngân sách và gây bức xúc dư luận như dùng xe công đi ăn cưới hỏi, chạp giỗ, ăn nhậu, đưa vợ con sếp đi học, đi chợ…

Theo báo cáo của Bộ Tài chính năm 2015, trung bình mỗi xe công “ngốn” của ngân sách khoảng 320 triệu đồng/năm. Như vậy, với gần 40 nghìn xe công toàn quốc (chưa kể xe của lực lượng vũ trang và doanh nghiệp Nhà nước), mỗi năm khoản chi thường xuyên cho xe công lên tới gần 13 nghìn tỷ đồng. Nếu tính giá bình quân một xe chỉ khoảng 600-700 triệu đồng thì ngân sách đã phải đầu tư một khoản trên dưới 25 ngàn tỷ đồng cho việc mua sắm xe công. Những con số trên  cho thấy chi phí mua sắm và duy trì hoạt động xe công là rất lớn.

Theo mức khoán của Bộ Tài chính, kinh phí đưa đón từ nhà đến nơi làm việc và ngược lại người cao nhất là 9,9 triệu đồng/tháng, người thấp nhất 3,96 triệu đồng/tháng (47,5- 118,8 triệu đồng/năm). Còn với Hà Nội, mức khoán cao nhất không vượt quá 9,3 triệu đồng/xe. Nếu so sánh mức tiền khoán với chi phí để nuôi lái xe, xăng dầu, sửa chữa, bảo dưỡng xe định kỳ thì ngân sách đã tiết kiệm chi hơn một nửa, chưa kể tiết kiệm chi phí đầu tư mua xe. Hiện tại, xe công ở 8 đơn vị thí điểm khoán chi phí được niêm phong chờ xử lý, điều chuyển hoặc đấu giá thu tiền nộp ngân sách. Ngay cả những người thuộc diện khoán chi phí sử dụng xe công cũng nghiêm túc thực hiện và chủ động hơn trong sắp xếp công việc. Nếu tiết kiệm chi phí thì đây cũng là một khoản thu nhập chính đáng để nâng cao đời sống cho cán bộ, góp phần vào việc thực hành tiết kiệm.

Vẫn biết, từ thí điểm đến nhân rộng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, từ việc hoàn thiện về cơ chế, quy định cách khoán, mức khoán phù hợp đến việc quản lý, giám sát và giải quyết các hệ lụy về dư thừa lái xe, ô tô. Nhưng tin chắc một điều, cái gì có lợi, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước, nhất là góp phần công khai minh bạch trong mua sắm, sử dụng tài sản công thì nên làm và sẽ được dư luận ủng hộ.

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024, vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng 6. Như vậy, chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi quan trọng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào tương lai.

Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Return to top