ClockThứ Hai, 12/04/2021 10:35

Sự hồi sinh kỳ diệu của “cụ” xà cừ

TTH.VN - Sau gần 5 tháng được trồng lại, với chế độ chăm sóc “đặc biệt”, “cụ” xà cừ số 13 đã hồi sinh một cách kỳ diệu. Mầm xanh đã mọc vươn mạnh ở thân cây cho thấy dấu hiệu sinh trưởng rất tốt.

Sẽ sử dụng thân và gốc cây xà cừ bị gãy làm chất liệu cho cuộc thi điêu khắc tại Festival 2021Chưa biết điểm đến cụ thể của 3 cây cổ thụPhấn đấu trồng mới 7 triệu cây xanh giai đoạn 2021-2025“Mùa Xuân là Tết trồng cây”

"Cụ" xà cừ số 13 và sự hồi sinh kỳ diệu sau khi được trồng ở vị trí mới cách đó không xa

“Cụ” xà cừ số 13 đã trở nên nổi tiếng trên mạng xã hội và người dân Huế, khi cơn bão số 13 ập vào và quật ngã cây vào tháng 11/2020. Đó là một cây xà cừ có đường kính gốc lớn gần 1,5m, khoảng 100 tuổi nằm trên vỉa hè đường Lê Duẩn, đoạn đối diện Bến xe Nguyễn Hoàng.

Ngày cây này bị quật ngã, rất nhiều người đã đến xem và tỏ ra luyến tiếc. Nhiều người trong số đó đã chụp hình kỉ niệm và hy vọng cây sẽ được trồng lại, thay vì bị cưa bỏ như nhiều cây xanh khác.

Thời điểm đó, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Huế - Phan Thiên Định đã viết đôi dòng và tỏ ra tiếc nuối khi biết thông tin gốc cổ thụ số 13 bị bão quật ngã. Ông Định đã đề nghị đơn vị phụ trách cây xanh bằng mọi giá phải cứu bằng được cây xà cừ ấy. Và trong trường hợp không thành công, thân gỗ của “cụ” xà cừ số 13 cũng được tính vào việc sử dụng làm chất liệu cho một cuộc thi điêu khắc, sau đó trưng bày để mọi người tưởng nhớ.

Nhưng rất may mắn, sau khi được “cấp cứu” và trồng mới ở vị trí cách đó chừng hơn 10m, hướng vào công viên nhìn ra sông Hương, “cụ” xà cừ số 13 đã có dấu hiệu sinh trưởng, phát triển tốt. Nhân viên công ty cây xanh đã áp dụng rất nhiều biện pháp chăm sóc đặc biệt đối với “cụ” cổ thụ này, như bôi thuốc vào các điểm thân, cành bị cắt để chống thối rữa, nhiễm trùng, kích thích rễ…

“Từ đó cho đến nay ngày nào cũng có nhân viên chăm sóc cây, đặc biệt những tháng gần đây, khi thời tiết chuyển nắng nóng thì việc tưới nước được thực hiện thường xuyên, định kì. Ngoài ra, cây còn được làm cỏ và kích thích rễ thường xuyên”, ông Đặng Ngọc Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế (đơn vị đảm nhận trồng lại “cụ” xà cừ) nói.

Theo ông Quý, đến thời điểm này, có thể khẳng định cây đã phát triển rất tốt, nhiều chồi xanh đã đâm ra khỏi mặt lưới bao quanh thân cây. Vào sáng sớm, có nhân viên tưới nước và làm cỏ. Ngoài ra, cây cũng được “thăm khám” thường xuyên.

“Đó không chỉ là trách nhiệm cũng chúng tôi mà đó còn là trách nhiệm của người dân với cây xanh và với đô thị Huế. Nhiều người đi qua đi về đây tỏ ra rất vui khi thấy sự hồi sinh của cây bồ đề này”, ông Quý tâm tình.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Nhân viên cây xanh tưới nước vào mỗi sáng sớm cho "cụ" xà cừ số 13. Đây là một trong những cây xà cừ có thân hình khổng lồ với tuổi đời khoảng 100 năm.

Những mầm xanh đã mọc sau một thời gian dài chăm sóc đặc biệt

Bên cạnh việc dùng thuốc kích rễ, hàng ngày các nhân viên cây xanh còn làm cỏ, chăm sóc gốc cây một cách kĩ lưỡng

Hệ thống giàn chống đỡ cho "cụ" xà cừ được dựng lên từ ngày di chuyển vào vị trí mới, bên trong khu vực công viên cách đó hơn 10m

Sau gần 5 tháng chăm sóc đặc biệt, cụ xà cù phát triển khá tốt, mọi người đi qua đi về khu vực đối diện Bến xe Nguyễn Hoàng có thể nhìn thấy khá rõ

 

"Cụ" xà cừ số 13 vào thời điểm bị bão số 13 quật ngã vào tháng 11/2020

Clip chăm sóc "cụ" xà cừ số 13

P. Thành (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế

Phục vụ cho việc đánh giá, so sánh tiềm năng của xe máy điện trong lĩnh vực giao vận, UNDP (Chương trình phát triển Liên hợp quốc) và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện dự án thử nghiệm xe máy điện giao hàng tại TP. Huế.

Tiềm năng phát triển giao vận xanh ở Huế
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Return to top