ClockThứ Năm, 04/02/2016 16:04

Sự thanh bạch của cò

Làng quê yên bình. Ảnh: Văn Đình Huy

Câu chuyện của bậc nghệ nhân mê nhiếp ảnh ấy khiến trong những cuộc về quê dày hơn những ngày giáp Tết, tôi cứ dõi theo những cánh cò dọc đường. Lâu lâu, trên những cánh đồng trơ trụi, lại thấy một vài chấm trắng. Màu trắng đến thế của cò, không lẫn vào đâu được, cứ lóe lên trên cái nền xám bạc của mưa phùn, của những cánh đồng gặt từ lâu, ủ một màu buồn như tro. Cái chấm trắng ấy đến gần thì to dần, cho đến khi hiện nguyên một chú cò co ro trong rét.

Hỏi về sự có mặt của một đôi chú cò hiếm hoi còn lại ấy, một nông dân bảo: “Mùa này cò ốm lắm. Chỉ toàn da và xương. Có nấu cả buổi cũng không nhừ được”. May sao, sự đói kém lúc giêng hai của cò đã giúp chúng an toàn.

Ngẫm về sự cạn kiệt của lũ cò, chợt nghĩ đến bộ lông trắng mà tạo hóa đã khoác lên thân nó. Giá như con cò có bộ lông biết đổi màu như con kỳ nhông, hay chí ít, nếu nó cứ luông luốc như loài vạc, có lẽ số phận của cò đỡ hẩm hiu hơn chăng?

Nhưng cũng từ cái lầm lũi, lam lũ và trắng trong trinh bạch ấy, con cò đã thành một biểu tượng. Biểu tượng của sự tảo tần, chịu thương, chịu khó. Biểu tượng của sự thanh bạch. Như bài ca dao xưa, đã đi vào giấc ngủ bé thơ của bao thế hệ: “Con cò mày đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao/Ông ơi, ông vớt tôi nao/Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng/Có xáo thì xáo nước trong/Đừng xáo nước đục/ Đau lòng cò con”.

Tôi chợt hiểu sự sốt ruột của nghệ nhân Tôn Nữ Hà. Sợ rằng rồi đây, với tốc độ cạn kiệt ấy, sẽ đến một ngày, không có bóng những chú cò lẻ bạn đơn côi trên những cánh đồng mùa giáp hạt. Nhưng hình ảnh con cò muôn đời sẽ vậy. Với những gì mà nhân gian ?? g?i g?m cho đã gửi gắm cho hậu thế. Những lời nhắn nhủ thâm sâu và ý nhị về phận làm người, phải biết giữ lấy sự thanh bạch, giữa cuộc đời đôi khi mấy ai biết trước được đâu là cành cong, cành mềm.

Tiểu Muội

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cò về

“Người thương cò, cò đến. Cò quý người, cò về” - tôi đã đọc được câu ấy khi xem những thước phim rộn ràng tiếng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn con cò chíu chít gọi nhau bay về miền đất lành. Cò như bạn. Ở Thừa Thiên Huế, nhiều năm nay, môi trường sống cho các loài chim dần được cải thiện, lãnh đạo tỉnh cũng giữ “đất lành” bằng cách yêu cầu các địa phương ngăn chặn tình trạng săn bắt, mua bán chim trời, động vật hoang dã nên đón được nhiều loài chim trời di trú, nhất là những vùng cây cối, sông nước và nguồn thức ăn dồi dào...

Cò về
Khi “cò bay, khách biến” - Bài 1: Ngậm đắng, nuốt cay

Cơn sốt giá trên thị trường bất động sản (BĐS) diễn ra trong những năm vừa qua đã để lại nhiều hệ lụy buồn khổ cho “Nhà nhà buôn đất, người người buôn đất”. Đó là tình trạng của một giai đoạn tạo làn sóng buôn bán theo kiểu đầu cơ, thổi giá, sang tay khiến thị trường BĐS liên tục sốt ảo làm cho nhiều người “đổ tiền” vào đất để kiếm lãi nhanh. Không ngờ khi cơn sốt qua đi, thị trường nguội lạnh, những “mặt trái” của xã hội bị ảnh hưởng…

Khi “cò bay, khách biến” - Bài 1 Ngậm đắng, nuốt cay
Môi trường sống của “cò”

Không hiểu xuất phát từ đâu, trong “tiếng lóng” của người Việt có từ “cò”. Phổ biến nhất, ai cũng biết, đó là cò đất, cò vé, cò xe… Đó là “cò cũ”. Sau này, xuất hiện nhiều loại cò mới, thậm chí là cò bệnh viện, trường học, làm các thủ tục giấy tờ; cò chức vị…

Môi trường sống của “cò”
Cánh cò ngày xưa

Đã mấy bận mưa lụt đi qua, cố ngước mắt lên trời tìm những cánh cò, cánh vạc quen thuộc nhưng mãi không thấy chúng về…

Cánh cò ngày xưa
Cò lạ phá lúa

Hơn nửa tháng nay, người trồng lúa ở một số địa phương của huyện Quảng Điền như đứng ngồi không yên khi hàng chục ha lúa bị cò “lạ” tấn công, gây gãy nhánh, đúng vào thời điểm lúa đang làm đòng…

Cò lạ phá lúa
Return to top