Thế giới

Sự trỗi dậy của ngành sản xuất ASEAN

ClockThứ Bảy, 22/08/2020 09:08
TTH - Theo một bài phân tích được đăng tải trên Business Times, giữa bối cảnh đại dịch COVID-19 gây nhiều tác động đến đời sống và nền kinh tế, trong đó có việc gây gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, Chỉ số rủi ro sản xuất toàn cầu mới nhất của Cushman & Wakefield đánh giá rằng khu vực ASEAN, đặc biệt là các thị trường Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Indonesia vẫn có khả năng phục hồi cao, nhờ lợi thế ở một số lĩnh vực.

COVID-19 định hình sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của ASEAN vào năm 2030ASEAN: Hợp tác giúp giải quyết khói mù xuyên biên giới giữa đại dịchASEAN với các biện pháp thương mại ứng phó thời đại dịch

ASEAN đang sở hữu nhiều lợi thế để phát triển mạnh ngành sản xuất. Ảnh minh họa: vov.vn

Kinh tế và dân số

Khối ASEAN được xem là một “cường quốc” kinh tế quan trọng, có nền kinh tế lớn thứ 6 thế giới vào năm 2019 với khoảng 3 nghìn tỷ USD. So với tổng quy mô nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, khối ASEAN chiếm khoảng 11%, trong khi Trung Quốc đóng góp 49%, Nhật Bản khoảng 16% và Ấn Độ 9,5%. Trong thập kỷ tới, ASEAN được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 4,9%/năm để đạt 4,9 nghìn tỷ USD.

Từ góc độ nhân khẩu học, dân số của khu vực cũng là điểm gây ấn tượng. ASEAN hiện là nơi sinh sống của hơn 660 triệu người - tương đương với ½ dân số Trung Quốc, trong đó có 450 triệu người trong độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi). Ước tính đến năm 2030, dân số khu vực sẽ tăng lên 725 triệu người, với 488 triệu người trong độ tuổi lao động. Các nhà phân tích cho rằng, chính lợi thế nhân khẩu học này, kết hợp với sự mở rộng kinh tế sẽ tạo sức bật cho khu vực trong thập kỷ tới.

Xu hướng dịch chuyển sản xuất

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung hiện nay và đại dịch COVID-19 có thể là chất xúc tác cho sự thay đổi nhưng không phải là động lực cơ bản cho sự tăng trưởng của ngành sản xuất ASEAN, vì thực tế, việc chuyển dịch sản xuất sang Đông Nam Á đã và đang diễn ra trong một thời gian dài.

Khi mức lương tối thiểu ở Trung Quốc tăng lên, nhiều đơn đặt hàng cho các sản phẩm sử dụng nhiều lao động, chẳng hạn như quần áo, giày dép, đồ chơi… đã bắt đầu chuyển sang các địa điểm ít đắt đỏ hơn ở Ấn Độ, Bangladesh, Myanmar và Việt Nam. Mặc dù Trung Quốc vẫn duy trì được nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng với khả năng vận chuyển hàng hóa hiệu quả và đa dạng qua đường bộ, đường sắt hoặc đường biển, nhưng chi phí thuê đất công nghiệp và lao động ở nhiều thành phố tại Trung Quốc đã tăng lên nhiều trong những năm gần đây, khiến chúng trở thành những thành phố đắt đỏ nhất nhì khu vực, xét về giá thuê đất công nghiệp hoặc chi phí lao động.

Trong khi đó ở Đông Nam Á, một số nơi như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Manila… có mức chênh lệch chi phí hấp dẫn hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc, với giá thuê đất và lao động rẻ hơn. Trên thực tế, Việt Nam đã tăng vài bậc trong bảng xếp hạng toàn cầu của C&W về các trung tâm sản xuất cạnh tranh nhất về chi phí, lên vị trí thứ hai sau Trung Quốc.

Ngoài ra, Jakarta và Bangkok cũng là những lựa chọn thay thế đáng cân nhắc cho các hoạt động sản xuất theo đơn đặt hàng cao cấp hơn, do chi phí thuê và nhân công cao hơn tương ứng.

Song song đó, với sự phát triển của tự động hóa, robot và in 3D, xu hướng dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc về trong nước hoặc sang các nước Đông Nam được xem là một giải pháp khả thi trong việc giảm thiểu chi phí và hạn chế những ảnh hưởng do quá phụ thuộc vào một chuỗi cung ứng hoặc những tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, những mối quan tâm lớn có từ trước đại dịch đối với các nhà sản xuất.

Phát triển các khu công nghiệp

Theo Business Times, rõ ràng ASEAN đang sở hữu những triển vọng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Ví dụ, Jakarta hiện có gần 150 triệu m2 đất công nghiệp. Hơn nữa, các “nguồn vốn” hỗ trợ cho công nghiệp cũng đang tiếp tục tăng trong khu vực. Số liệu cho thấy, Việt Nam đang có sự gia tăng nhanh chóng về các khu công nghiệp khi hiện có khoảng 260 khu công nghiệp đang hoạt động trên khắp cả nước, với 75 khu công nghiệp đang được quy hoạch. Tổng cộng 335 khu công nghiệp này có diện tích gần 97.800 ha. Rõ ràng, điều này cho thấy mức độ phát triển đang diễn ra ở cả vùng trọng điểm kinh tế phía Nam và phía Bắc, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài được thuê mặt bằng sản xuất với giá đất cạnh tranh. Đặc biệt, Đồng Nai và Bình Dương có nhiều dự án phát triển sắp tới, trong khi ngành công nghiệp công nghệ và ô tô cũng đang phát triển mạnh ở khu vực phía Bắc đất nước.

Kể từ khi những cú sốc do đại dịch COVID-19 diễn ra, câu chuyện về sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu được xem như một lời cảnh tỉnh cho các nhà sản xuất và chủ doanh nghiệp ở các nước. Những sự việc này theo đó càng nhấn mạnh nhu cầu đa dạng hóa trước những rủi ro đang và có thể diễn ra trong tương lai, thúc đẩy các nhà đầu tư và phát triển phải nắm bắt xu hướng dịch chuyển và các lợi thế ở những thị trường sản xuất Đông Nam Á.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business Times & Asiaone)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

Theo Hãng thông tấn Reuters, giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày 25/3, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm góp phần vào áp lực tăng giá.

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung
Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top