ClockThứ Ba, 19/10/2021 07:00

Sửa đổi, bổ sung Luật Thống kê: Phù hợp với thực tiễn phát triển

TTH - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê nhằm cung cấp thông tin thống kê chính xác, khách quan, kịp thời, phản ánh đầy đủ tình hình kinh tế - xã hội của đất nước giai đoạn 2021-2030. Đồng thời giúp phân tích, hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô; xây dựng cơ sở pháp lý thu thập các chỉ tiêu thống kê quốc gia; đảm bảo yêu cầu so sánh quốc tế trong các lĩnh vực. Đó là khẳng định của ông Hoàng Ngọc Cường, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh.

Tổng kết Chiến lược xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt NamTriển khai thi hành Luật Kiến trúc

Ông Hoàng Ngọc Cường, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh

Theo ông Hoàng Ngọc Cường, thực hiện Nghị quyết số 17/2021/QH15 của Quốc hội khóa XV về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 và Thông báo số 155/TB-TTKQH ngày 20/9/2021 của Tổng Thư ký Quốc hội về Kết luận số 01 của UBTVQH tại phiên họp thứ 3 (tháng 9/2021), Chính phủ đã trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê.

Ông có thể thông tin về những điểm mới được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định sửa đổi, bổ sung Luật Thống kê?

Trước tiên là sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; trong đó bổ sung 3 nội dung lớn nhằm làm rõ quy trình biên soạn các chỉ tiêu thống kê quốc gia; không ảnh hưởng, tác động đến các nội dung trong các điều, khoản khác của Luật Thống kê hiện hành.

Thứ nhất, bổ sung quy định về giao Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với bộ, ngành và địa phương trình Chính phủ ban hành quy trình biên soạn chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP) và chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP).

Thứ hai, bổ sung quy định định kỳ 5 năm rà soát về đánh giá lại quy mô GDP báo cáo Chính phủ, trình Quốc hội.

Thứ ba, sửa đổi, bổ sung quy định về thẩm quyền công bố thông tin của người đứng đầu cơ quan thống kê cấp tỉnh đối với thông tin thống kê của chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh là phân tổ của chỉ tiêu thống kê quốc gia.

Việc luật hóa các quy định trên sẽ tăng cường hiệu lực pháp lý; hiệu quả trong thu thập, tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu thống kê; bảo đảm tính khả thi, minh bạch trong biên soạn, công bố GDP, GRDP.

Sau cùng là sửa đổi, bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia nhằm tạo cơ sở pháp lý để thực hiện kịp thời việc thu thập, tổng hợp và bảo đảm số liệu thống kê phản ánh khách quan, chính xác, kịp thời, đầy đủ, thống nhất, phục vụ Đảng, Nhà nước trong hoạch định đường lối, chính sách và điều hành phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng.

Về Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia có những điều chỉnh, bổ sung nào, thưa ông?

Về Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia, so với danh mục hiện hành thì lần sửa đổi này giữ nguyên 129 chỉ tiêu thống kê do vẫn còn phù hợp với tình hình thực tế, bảo đảm tính khả thi và bảo đảm phản ánh được tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Đồng thời, sửa tên 46 chỉ tiêu thống kê để phù hợp tình hình thực tế và văn bản pháp luật chuyên ngành, đồng thời bảo đảm so sánh quốc tế.

Bổ sung 47 chỉ tiêu thống kê để phản ánh, đánh giá một số chính sách pháp luật, mục tiêu đường lối đổi mới, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ được ban hành trong thời gian gần đây, như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 (gồm các chỉ tiêu sau: tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác; quy mô thị trường trái phiếu so với tổng sản phẩm trong nước; tốc độ tăng quy mô thị trường trái phiếu; tổng giá trị phát hành trái phiếu; doanh thu dịch vụ nền tảng số và kinh doanh trực tuyến; số sinh viên đại học trên mười nghìn dân; tỷ lệ ngày trong năm có nồng độ PM2,5 và PM10 trong môi trường không khí vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường cho phép tại các đô thị từ loại IV trở lên,...)

Bỏ 11 chỉ tiêu thống kê do không còn phù hợp với thực tế, không bảo đảm tính khả thi hoặc đã có trong nội dung của chỉ tiêu thống kê khác.

Ông có kỳ vọng như thế nào về những sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê?

Hiện các điều theo quy định của Luật Thống kê vẫn giữ nguyên giá trị, phù hợp với các quy định hiện hành. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế số, xã hội số và sự tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư thì Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Lần này tuy sửa đổi, bổ sung ít điều nhưng rất căn bản, mang lại giá trị thực tiễn rất lớn góp phần quan trọng tạo cơ sở pháp lý để thực hiện kịp thời việc thu thập, tổng hợp, đảm bảo số liệu thống kê phản ánh khách quan, chính xác kịp thời đầy đủ, thống nhất phục vụ Đảng, Nhà nước trong hoạch định đường lối, chính sách và điều hành phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy sự tăng trưởng.

Hoàng Anh (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng kíp, phân luồng phục vụ khám bệnh sau tết

Sau kỳ nghỉ tết dài ngày, lượng người dân đến khám chữa bệnh ngày đầu năm tăng hơn thường lệ. Các bệnh viện đã chủ động xây dựng kế hoạch, bổ sung nhân lực hỗ trợ nhằm tránh tình trạng chờ đợi; thậm chí có nơi khám xuyên trưa cho bệnh nhân ngoại tỉnh…

Tăng kíp, phân luồng phục vụ khám bệnh sau tết
Bổ sung nguồn vốn kết dư, hoàn thiện hạ tầng nghề cá

Các dự án (DA) đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá được triển khai từ nguồn vốn bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, triển khai trên địa bàn tỉnh đến nay đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. UBND tỉnh đề xuất Trung ương, các bộ ngành bố trí nguồn vốn kết dư để tiếp tục đầu tư một số công trình nâng cấp hạ tầng thủy sản trên địa bàn.

Bổ sung nguồn vốn kết dư, hoàn thiện hạ tầng nghề cá

TIN MỚI

Return to top