ClockThứ Năm, 05/07/2018 08:15

Sửa đổi một số mục tiêu về bình đẳng giới

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.

Trang bị kỹ năng về công tác bình đẳng giới“Chung tay chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái".Phát động tháng hành động vì bình đẳng giới

Quyết định 800/QĐ-TTg điều chỉnh một số mục tiêu. Cụ thể, Chiến lược đặt chỉ tiêu vào năm 2020, tỷ lệ biết chữ của nữ trong độ tuổi từ 15 - 60 đạt ngang bằng với nam (98%), trong đó tỷ lệ ở 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đặt 94%, tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 90%.

Phấn đấu hàng tháng có ít nhất 02 chuyên mục tuyên truyền về bình đẳng giới trên hệ thống thông tin cơ sở tại các xã, phường, thị trấn vào năm 2020.

Đến năm 2020 ít nhất 50% số nạn nhân của bạo lực gia đình được phát hiện được tư vấn về tâm lý, pháp lý, được hỗ trợ và chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở trợ giúp nạn nhân của bạo lực gia đình và đạt 75% số người gây bạo lực gia đình được phát hiện ở mức chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự được tư vấn tại các cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình.

Quyết định cũng sửa đổi, bổ sung một số giải pháp chủ yếu để thực hiện Chiến lược. Trong đó, có những giải pháp như: Xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện công tác quy hoạch gắn với công tác bố trí, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi thường nguồn nữ cán bộ, công chức, viên chức vào các chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp tại các cơ quan, tổ chức nhà nước với các chỉ tiêu cụ thể và giải pháp khả thi; định kỳ hàng năm tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ cán bộ, công chức, viên chức nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo và các cơ quan dân cử, đặc biệt đối với nữ lãnh đạo trẻ, nữ lãnh đạo là người dân tộc thiểu số.

Thực hiện lồng ghép giới trong các chính sách, chương trình, kế hoạch về giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu có tách biệt theo giới tính, độ tuổi, dân tộc ở các cấp học, bậc học.

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về giới trên các phương tiện thông tin đại chúng với các hình thức đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng nhóm đối tượng, khu vực, vùng miền; đẩy mạnh truyền thông về bình đẳng giới thông qua mạng lưới thông tin cơ sở...

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa

Chiều 25/4, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035.

Phát triển toàn diện, hài hòa giữa các hoạt động văn hóa
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia

Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần quan trọng tạo chuyển biến trong đời sống của người dân, mà còn góp phần thực hiện các mục tiêu lớn tỉnh đang theo đuổi.

Lực đẩy từ các chương trình mục tiêu quốc gia
Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia
Return to top