ClockThứ Sáu, 10/07/2020 15:52

Sức mạnh của lòng nhân đạo

TTH - Đại dịch COVID – 19 tác động sâu rộng đến mọi mặt cuộc sống, nhưng chẳng làm con người gục ngã, mà ngược lại, biến cố ấy làm bùng lên tinh thần nhân đạo của toàn xã hội.

Phiên chợ 0 đồng giúp người dân khó khăn ở Hương ThủyThiết thực với phiên Chợ Nhân đạo

Phiên chợ nhân đạo ấm áp tình người

Vững vàng trong mùa dịch

Cách đây ba tháng, dù bận rộn với công tác phòng chống dịch nhưng khi nhận tin sẽ được cấp lô nước rửa tay miễn phí cho hộ nghèo trên địa bàn xã, chị Lê Thị Mộng Hòa, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) xã Quảng Thọ phấn khởi: “Nước rửa tay giá trị không quá lớn nhưng vô cùng thiết thực với bà con hộ nghèo, những người yếu thế trong cuộc chiến cam go này. Vì thế, chúng tôi không thấy mệt dù phải gõ cửa từng nhà, cấp phát tận tay ”.

Thời điểm ấy, không riêng Quảng Thọ, toàn bộ 1.508 hộ nghèo trên địa bàn huyện Quảng Điền đã được trao nước rửa tay tận nhà. 3018 sản phẩm dung dịch rửa tay sát khuẩn này do công ty TNHH thương mại Mon (TP. Hồ Chí Minh) tài trợ. Bà Phạm Thị Hoa, Chủ tịch Hội CTĐ huyện Quảng Điền cho biết: “Nước rửa tay và khẩu trang là phòng tuyến đầu tiên giúp mọi người cảm thấy an toàn khi phải đối đầu với dịch bệnh. Song hành cùng tấm lòng của doanh nghiệp, chúng tôi đồng thời tổ chức hướng dẫn, tuyên truyền cho bà con ngay tại nhà. Sự kết hợp này vừa thiết thực, vừa đảm bảo an toàn cho mọi người”.

Chỉ trong vòng hai tháng, Hội CTĐ tỉnh đã cấp phát cho cộng đồng hơn 75 nghìn khẩu trang, gần 32 nghìn chai dung dịch rửa tay sát khuẩn, 570 bánh xà phòng. Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh Thừa Thiên Huế, thông tin: “12 nghìn kg gạo, 700 thùng mì gói và số tiền mặt trị giá 365 triệu đồng từ nhiều nguồn khác nhau cũng đã được cấp phát để hỗ trợ cho người dân. Ngoài ra, 500 bộ quần áo bảo hộ và 1.200 chai sữa trị giá gần 200 triệu đồng cũng đã được chúng tôi kịp thời gửi đến đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế, những “chiến sĩ” trên tuyến đầu chống dịch”.

Trong những ngày dịch, hoạt động của Hội Bảo trợ Người khuyết tật và Trẻ mồ côi (NKT&TMC) cũng gặp không ít cam go. Là những đối tượng chịu thiệt thòi, lại trong thời điểm khó khăn chung, việc bảo vệ, chăm sóc cho người khuyết tật và trẻ mồ côi càng vất vả gấp bội. Ông Phạm Bá Vương, Chủ tịch Hội Bảo trợ NKT&TMC tỉnh cho biết: “Chúng tôi đã nỗ lực phối hợp để vừa tuyên truyền, thực hiện các biện pháp chống dịch, vừa làm sao vận động được nguồn quỹ để hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch. Cái khó đó là sự đột xuất, bất ngờ mà nếu không kiên trì và tận lực thì người khuyết tật và trẻ mồ côi vốn đã chịu thiệt thòi sẽ càng gian nan để vượt qua”.

Ngay từ những ngày đầu tháng 4, gần 300 lao động làm nghề đạp xích lô, bán vé số, thu mua ve chai phế liệu đã được trao quà, kịp thời đáp ứng những nhu cầu tối thiểu. Sau đó, nhiều chương trình tặng quà thiết thực đã diễn ra ở khu tái định cư dân vạn đò, Trung tâm Bảo trợ Trẻ em.

Chỉ riêng hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng bởi COVID – 19, hội Bảo trợ NKT&TMC vận động được 450 triệu đồng bao gồm tiền mặt và nhu yếu phẩm từ Hội Đồng hương Huế, Qũy từ thiện Bông Sen, Nhóm thiện nguyện GSFC, các tổ chức từ thiện, những nhà hảo tâm... Đó đều là sự thích ứng nhanh nhạy, kịp thời mà mỗi thành viên của Hội CTĐ và Hội Bảo trợ NKT&TMC làm được, góp phần cùng cộng đồng chống dịch nhưng vẫn đảm bảo đời sống cho những đối tượng yếu thế.

Nối lại nhịp cầu

Tháng nhân đạo năm 2020, Hội CTĐ tại 9/9 huyện đã tổ chức các điểm chợ nhân đạo dành cho những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn với 1.251 phiếu đổi hàng trị giá hơn 260 triệu đồng. Cũng trong thời gian này, hơn 1.500 tình nguyện viên đã tham gia hiến máu tình nguyện, thu về hơn 1.000 đơn vị máu.

Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương Hội CTĐ và Tỉnh hội CTĐ, 20 hộ gia đình xã Hồng Thái, huyện A Lưới được hỗ trợ 40 con dê sinh sản với tổng giá trị 120 triệu đồng. Theo thông tin từ Văn phòng Tỉnh hội, công trình nhân đạo gồm 3 căn nhà tình thương chữ thập đỏ dự kiến sẽ được xây dựng với tổng giá trị 450 triệu đồng. Đó là những phần việc mà Hội CTĐ tiếp tục thực hiện để giúp những hoàn cảnh khó khăn vơi bớt nhọc nhằn, từ đó vươn lên trong cuộc sống, cùng cộng đồng lan tỏa tinh thần tương thân, tương ái.

Là những phần việc ý nghĩa, những ngày này, không khí tại Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho người khuyết tật tỉnh rất nhộn nhịp. Tiếng gõ mộc, máy may công nghiệp, tiếng leng keng của các dụng cụ sửa xe máy rộn ràng hơn vì nhiều học viên đã trở lại trung tâm sau đợt cách ly do dịch COVID – 19.

Những hệ lụy của dịch vẫn đang tác động đến nhiệm vụ, và cũng là tâm huyết của cán bộ và giáo viên tại trung tâm. Dù đã thông báo hoạt động trở lại cũng như tuyển sinh hơn một tháng nay, nhiều học viên vẫn chưa đến lớp.

Ông Trần Văn Thành, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Tạo việc làm cho người khuyết tật tỉnh (thuộc Hội Bảo trợ NKT&TMC tỉnh) trăn trở: “Vì thế chúng tôi phải tích cực vận động và thuyết phục các gia đình. Có nhiều em đã rất cố gắng và chăm chỉ tiếp cận nghề, sắp tốt nghiệp. Đối với các em, không chỉ nuôi sống bản thân, nghề nghiệp còn là niềm vui và là động lực để vươn lên trong cuộc sống”.

Đến nay, với tinh thần nỗ lực, trung tâm đã vận động được gần 30 em tiếp tục theo học nghề, giữ ổn định 130 học viên với các nghề may công nghiệp, mộc mỹ nghệ, thêu ren truyền thống, điện, sửa chữa xe máy và cắt tóc trang điểm.

Trong vòng 6 tháng đầu năm trở lại đây, ngoài số tiền và nhu yếu phẩm huy động đột xuất trong dịch COVID – 19, Hội Bảo trợ NKT&TMC tỉnh đã tổ chức trao 9 đợt xe lăn, xe lắc, tổng số 265 chiếc với giá trị 670 triệu đồng cho người khuyết tật. Tổng nguồn lực gây quỹ nhằm chăm sóc, bảo trợ đến người khuyết tật và trẻ mồ côi đạt trên 2,1 tỷ đồng. “Riêng với Trung tâm dạy nghề, dù công tác chiêu sinh, mở lớp gặp nhiều khó khăn nhưng nguồn kinh phí huy động được vẫn trên 1,4 tỷ đồng. Và dù còn rất nhiều gian nan, nhưng tôi tin lòng nhân đạo với tất cả sức mạnh của nó sẽ dìu dắt mọi người vượt qua khó khăn, cùng nhau xây dựng một thế giới nhân văn, ấm áp hơn”, ông Phạm Bá Vương nói.

Bài, ảnh: Mai Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 65 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG BĐBP (3/3/1959-3/3/2024) VÀ 35 NĂM NGÀY BIÊN PHÒNG TOÀN DÂN (3/3/1989-3/3/2024)
“Chìa khóa” phát huy sức mạnh biên phòng toàn dân

Rộn ràng những niềm vui, rạng rỡ những nụ cười, ấm áp những cái bắt tay thật chặt giữa bộ đội biên phòng (BĐBP) và người dân, đó là “bức tranh” đẹp đẽ trên 33 xã, phường, thị trấn biên giới, trong “Ngày hội Biên phòng toàn dân”.

“Chìa khóa” phát huy sức mạnh biên phòng toàn dân
Đoàn kết - sức mạnh vượt qua mọi khó khăn

94 năm qua, Đảng bộ tỉnh đã có những bước chuyển đáng ghi nhận. Đoàn kết chính là sức mạnh để Đảng bộ tỉnh tập trung lãnh, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan trọng trên tất các lĩnh vực, hướng đến mục tiêu, đưa tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Đoàn kết - sức mạnh vượt qua mọi khó khăn
Sức mạnh của sự dịu dàng

Trong mắt bạn bè, đồng nghiệp, Nhiên là một cô gái tích cực, an hòa, lúc nào cũng mỉm cười, mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái cho những ai tiếp xúc với cô. Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng nói “Vũ khí của người phụ nữ là sự tươi mát, là sự dịu dàng, là sự không trách móc”. Vì vậy cũng không mấy ngạc nhiên khi Nhiên được nhiều chàng trai theo đuổi, người thân yêu quý, tin cậy để sẻ chia, bày tỏ nỗi niềm và làm chủ cảm xúc của chính mình.

Sức mạnh của sự dịu dàng
Chỉ thị 40 và sức mạnh từ sự đồng lòng - Bài 2: Để vốn đối ứng địa phương là “trợ lực”

Trong điều kiện nguồn lực của địa phương khá hạn chế nhưng những năm qua, UBND tỉnh và các huyện, thị, thành phố đã quan tâm dành nguồn ngân sách Nhà nước ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) thực hiện cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần cùng nguồn vốn của Trung ương trợ lực cho người dân phát triển kinh tế.

Chỉ thị 40 và sức mạnh từ sự đồng lòng - Bài 2 Để vốn đối ứng địa phương là “trợ lực”
Return to top