ClockThứ Bảy, 12/08/2017 12:26

Sức sống chợ truyền thống

TTH - Các chợ truyền thống từ nông thôn đến thành thị, lúc nào cũng đông đúc người mua kẻ bán. Người dân rảnh rỗi thì đi chợ vào các buổi sáng sớm, người đi làm thì lại chọn buổi trưa hoặc buổi chiều muộn khi tan sở nên các chợ luôn nhộn nhịp.

Cảnh bán mua ở chợ An Lỗ. Ảnh: DT

Cô Bích Liên ở đường Hùng Vương, TP. Huế cho biết: “Cô ở gần siêu thị Big C, nhưng thi thoảng mới đi, chủ yếu là mua các mặt hàng tiêu dùng như bột giặt, dầu gội... ; còn thường thường là đi chợ An Cựu. Chợ này thực phẩm phong phú, giá khá rẻ, hơn nữa những người bán hàng ở đó mua lâu ngày thành quen nên có gì ngon người ta gọi cho cô”.

Chị Khánh Trần, ở đường Nguyễn Huệ cho hay: “Mình ít đi siêu thị lắm, bởi mua thực phẩm như cá, thịt, rau trong siêu thị tuy là có nguồn gốc xuất xứ, khá an toàn nhưng thực phẩm đều đông lạnh, lại ngại chờ xếp hàng tính tiền nên chủ yếu là đi chợ”.

Liệu các siêu thị, cửa hàng tiện lợi có lấn lướt được chợ truyền thống khi hệ thống bán lẻ này tiện lợi, trưng bày hàng hóa bắt mắt, sắp xếp chuyên nghiệp, không cần trả giá, rõ nguồn gốc xuất xứ? Nhiều người cho rằng, thói quen sinh hoạt, tiêu dùng của người dân, hệ thống giao thông, cơ sở vật chất chưa hỗ trợ hình thức mua sắm hiện đại nên chợ truyền thống vẫn chiếm ưu thế.

Theo quan sát, sức mua ở chợ truyền thống khá tốt. Chị Lê Thị Chi - chủ một quầy thịt rất lớn ở chợ An Cựu, chỉ trong vòng hơn 3 tiếng đồng hồ buổi sáng là chị đã bán hết thịt. Chị Chi nói: “Tôi bán ở đây hàng chục năm trời, mọi người đều biết rõ nguồn gốc thịt của tôi nên ai cũng đến mua, nhất là các khách sạn, nhà hàng”.

Chị Kim Cúc, bán giày dép ở chợ Đông Ba cho hay: “Thói quen của người dân mình thích đi chợ, kể cả khách du lịch đến đây cũng thích đi chợ. Để đáp ứng nhu cầu của khách, nhất là trong bối cảnh nhiều shop giày thời trang mọc lên như nấm, tôi phải chọn sản phẩm tốt, đẹp, giá cả cạnh tranh mới mong bán được hàng”.

Khi đem câu chuyện chợ truyền thống với siêu thị hiện đại trao đổi với các nhà hoạch định chính sách, một vị phân tích: Thói quen của người dân mình thường thích thực phẩm tươi sống, tiện lợi khi mua và quen với người bán hàng nên tần suất người tiêu dùng đi mua sắm thực phẩm vẫn lựa chọn vào các khu chợ truyền thống hơn là đi vào siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

Hơn nữa, chợ truyền thống có nhiều ưu điểm như: hàng hóa phong phú và giá rẻ, vị trí thuận lợi, gần các khu dân cư. Chính vì vậy, theo báo cáo của Hiệp hội tiêu dùng, hiện nay, chợ truyền thống vẫn chiếm đến 80% hoạt động thương mại nội địa.

Hoàng Trọng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững
Hỗ trợ học nghề và việc làm cho lao động nông thôn

Lao động nông thôn và lao động thuộc các đối tượng đang hưởng chính sách trợ giúp đang chiếm tỷ lệ khá cao trong tỷ lệ lao động trên toàn tỉnh. Nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi về đào tạo nghề, tạo việc làm đã được thực hiện hiệu quả.

Hỗ trợ học nghề và việc làm cho lao động nông thôn
Nông thôn không còn… buồn tẻ

Trong khi “ông anh” công nghiệp - xây dựng một năm có vẻ thất bát thì nông nghiệp nổi lên với nhiều thành tựu rạng ngời. Những thông tin như lúa được mùa, được giá, giá bán cao nhất từ trước đến nay, có thể chúng ta sẽ vượt qua Thái Lan; các loại trái cây như vải thiều, đặc biệt là sầu riêng không đủ hàng để cung cấp cho ông “bạn hàng xóm” đông người; thanh long lấy lại vị thế trái cây tỷ USD; chuối năm ngoái chỉ xuất khẩu được 311 triệu USD thì năm nay tăng hơn gấp đôi, đạt 800 triệu USD. Xuất siêu của hàng nông sản đạt hơn 10 tỷ USD; riêng mặt hàng rau, củ, quả đã cán mốc hơn 5 tỷ USD… tạo nên sự tin cậy về sức vươn lên mạnh mẽ ở vùng nông thôn.

Nông thôn không còn… buồn tẻ
Hành trang khởi nghiệp cho thanh niên nông thôn

Đồng hành, thúc đẩy và hỗ trợ thanh niên nông thôn khởi nghiệp là một trong những hoạt động được tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đẩy mạnh triển khai, nhằm chung tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh, hướng đến phát triển kinh tế và nâng cao đời sống ở khu vực nông thôn.

Hành trang khởi nghiệp cho thanh niên nông thôn
Return to top