ClockThứ Sáu, 06/04/2018 06:00

Sức sống miền đất mới

TTH - Sau hơn 40 năm thành lập, 3 xã kinh tế mới (KTM) đầu tiên: Phú Vinh, Sơn Thủy và Hương Phong của huyện A Lưới đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).

Đầu tư phát triển khu kinh tế thương mại tại 2 cửa khẩu ở A LướiCông bố Quyết định điều động cán bộ ở A Lưới và Ban Dân tộc tỉnhA Lưới công nhận người có công tiêu biểu cho 70 đối tượngTặng quà cho gia đình thân nhân liệt sĩ khó khăn ở A Lưới

Sau những ngày đầu gian khó, gia đình bà Trần Thị Duyên đã có đời sống sung túc

Sau hơn 40 năm định cư, gia đình bà Trần Thị Duyên, ở thôn Phú Xuân, xã Phú Vinh (A Lưới) có một cơ ngơi khang trang với cửa hàng kinh doanh tạp hóa, nhà xây theo kiến trúc hiện đại, đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt.

“Tôi quê ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang lên đây khai phá vùng đất mới định cư lập làng theo chủ trương của Đảng, Nhà nước từ khi hơn 20 tuổi. Trải qua không biết bao nhiêu khó khăn tưởng chừng phải bỏ cuộc mới có được như bây giờ”, bà Duyên mở đầu câu chuyện.

Tháng 3/1976, huyện A Lưới được thành lập, cũng là lúc người dân ở các xã Phú An, Phú Tân, Vinh Xuân (Phú Vang) tình nguyện đi xây dựng vùng KTM tại A Lưới bắt tay hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước khôi phục phát triển sản xuất. Đầu năm 1977, Phú Vinh trở thành đơn vị hành chính cấp xã của huyện A Lưới với 3 đội sản xuất, mỗi đội gồm 45 hộ.

Ngày đầu mới di cư đến vùng đất Phú Vinh này, lương thực, muối, nhu yếu phẩm đều được Nhà nước quan tâm hỗ trợ cho các hộ trong suốt quá trình khai hoang tái thiết lập làng. Các ban, ngành hỗ trợ thêm giống cây trồng, vật nuôi, tôn lợp nhà. Năm 1985, xã hình thành được HTX nông nghiệp sản xuất chổi đót phục vụ nhu cầu xuất khẩu qua các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Chính HTX này đã góp phần ổn định đời sống các hộ bám trụ lại Phú Vinh đến hôm nay.

Từ năm 1985 trở lại đây, kinh tế của Phú Vinh dần ổn định và phát triển, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Đến nay, toàn xã có gần 70 hộ sản xuất kinh doanh, buôn bán, làm dịch vụ công nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thương, doanh thu đạt trên 11 tỷ đồng mỗi năm, góp phần nâng cao thu nhập bình quân trong xã.

Bà Trần Thị Duyên trải lòng: “Nhờ chủ trương và chính sách của Nhà nước tạo điều kiện, bây giờ gia đình tôi đầu tư kinh doanh buôn bán và làm kinh tế trang trại, mỗi năm cho thu nhập trên 200 triệu đồng. Rứa mà vẫn còn thua kém nhiều gia đình khác trên địa bàn".

Bí thư Đảng ủy xã Phú Vinh - Nguyễn Thị Thúy, thuộc thế hệ những gia đình đầu tiên lên khai hoang vùng đất mới phấn khởi: Sau khi kinh tế địa phương ổn định và từng bước phát triển, xã thực hiện chủ trương của huyện tiếp nhận thêm 66 hộ đồng bào ở 2 xã Hồng Thượng và Sơn Thủy, nâng tổng số hộ toàn xã lên 364 hộ, với 1.165 khẩu, phân bổ ở 3 thôn Phú Thành, Phú Xuân và Phú Thượng.

Phú Vinh là địa bàn có 2 thôn nằm trong quy hoạch đô thị mở rộng của huyện A Lưới, vì vậy xã tập trung đầu tư hình thành một số mô hình kinh tế sản xuất theo hướng hàng hóa; đồng thời tăng cường quản lý theo quy hoạch và có chính sách khuyến khích phát triển thương mại, dịch vụ tại khu vực Bốt Đỏ. Nhờ đó, nhiều hộ gia đình làm kinh tế hiệu quả, tăng thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm ổn định cho lao động ở địa phương.

Đến nay, Phú Vinh là xã thứ 3 của huyện A Lưới đạt chuẩn NTM, đóng vai trò là trung tâm kinh tế tại cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực A Co. Hiện tại, cơ cấu kinh tế của Phú Vinh dịch chuyển theo hướng dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp (chiếm 45%), lâm nghiệp 35% và nông nghiệp 20%; thu nhập bình quân đầu người đạt 26 triệu đồng trong năm 2017.

Cùng với Phú Vinh, Hương Phong và Sơn Thủy được thành lập sau năm 1976, với sự chung tay xây dựng của người dân từ Hương Thủy và Quảng Điền lên khai hoang, tụ cư xây dựng quê hương mới. Sau hơn 40 năm xây dựng, phát triển, Hương Phong và Sơn Thủy trở thành 2 xã đầu tiên của A Lưới cán đích NTM.

Với vị trí nằm ở trung tâm khu vực A Co, các địa phương này đã chú trọng xây dựng hình thành một số mô hình sản xuất kinh tế tư nhân và phát triển hệ thống ngành nghề, dịch vụ phân phối hàng hóa. Sau khi có chủ trương của huyện về chuyển đổi cơ cấu kinh tế, các xã vận động, tổ chức phát triển các ngành nghề và lĩnh vực dịch vụ, bà con mạnh dạn lấy nguồn thu từ rừng kinh tế đầu tư phát triển các ngành nghề như cơ khí, xây dựng, mộc mỹ nghệ, và các dịch vụ buôn bán hàng hóa, quán ăn, may mặc, dịch vụ nông nghiệp, vận tải… ngày càng phát triển về số lượng lẫn chất lượng.

Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy - Lê Thanh Tâm thông tin: Kinh tế của Sơn Thủy đến nay phát triển khá cao và ổn định, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Toàn xã có 216 hộ sản xuất kinh doanh, trong đó 76 hộ làm dịch vụ công nghiệp, 83 hộ tiểu thương và gần 70 hộ làm dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nằm trong quy hoạch mở rộng đô thị A Lưới và vị trí trung tâm cụm công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp khu vực A Co, các địa phương đang thực hiện quy hoạch đảm bảo tính quy mô, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, tôn tạo cảnh quan và định hướng phát triển các loại hình dịch vụ cung cấp các sản phẩm truyền thống, phát triển mạnh dịch vụ công nghiệp, thương mại.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sức sống “Ngày Chủ nhật xanh”

Qua 5 năm thực hiện, “Ngày Chủ nhật xanh” đã trở thành phong trào góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng xã hội chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, có sức lan tỏa lớn trên địa bàn huyện Quảng Điền.

Sức sống “Ngày Chủ nhật xanh”
KỶ NIỆM 175 NĂM RA ĐỜI TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN”
Giá trị, sức sống của tuyên ngôn trong thời đại mới và không gian mới

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản ra đời đến nay 175 năm (2/1848 - 2/2023). Những tư tưởng chủ đạo của Tuyên ngôn đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã kế thừa và phát triển sáng tạo tư tưởng của Tuyên ngôn vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, từng bước hiện thực hóa những nguyên lý cách mạng do Tuyên ngôn đề ra; góp phần khẳng định giá trị, sức sống bất diệt của Tuyên ngôn trong thời đại mới và không gian mới.

Giá trị, sức sống của tuyên ngôn trong thời đại mới và không gian mới
Mùa hoa xương rồng

Ở trảng cát mênh mông quanh năm rì rào phi lao và ầm ì những con sóng vỗ, ngoài dứa dại, cỏ lông chông thì với chúng tôi, xương rồng là những chiến binh xanh um, rậm rạp và mãnh liệt sức sống.

Mùa hoa xương rồng
Sức sống “Ngày biên phòng toàn dân”

Từ phong trào “Ngày biên phòng toàn dân”, các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương và Nhân dân trong toàn tỉnh đã chung tay xây dựng, bảo vệ biên giới bằng những mô hình, việc làm thiết thực, góp phần thắt chặt tình đoàn kết quân – dân.

Sức sống “Ngày biên phòng toàn dân”
Sức sống Dữ Dã Viên

Sông Hương là trục thủy đạo then chốt để các nhà quy hoạch kiến trúc xây dựng thời Nguyễn tận dụng khai thác, từng bước làm nên tuyệt tác đô thị Huế. Trong tư tưởng Thái hòa, con người phải tranh thủ, tận dụng và bồi bổ, tạo dựng để hòa vào thiên nhiên, đưa thiên nhiên vào cuộc sống. Nhờ vậy, nữ thần Thiên Y A Na đã hóa thân thành Bà Trời Áo Đỏ ở danh lam Thiên Mụ nổi tiếng, từng bước chuyển hóa thành Phật Bà Quan Âm để đưa Phật giáo thành điểm then chốt trong chiến lược nhân tâm, làm nên xứ Thần Kinh, xứ Thiền Kinh là vậy.

Sức sống Dữ Dã Viên
Return to top