ClockThứ Bảy, 09/05/2015 16:39

Sức sống mới Dương Hòa

TTH - Dương Hòa là xã miền núi của thị xã Hương Thủy. Những năm gần đây, cuộc sống của người dân Dương Hòa đã có sự đổi thay đáng kể. Ngoài sự nỗ lực cố gắng của người dân, phải kể đến vai trò lãnh, chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền địa phương.

Một góc đô thị mới Dương Hòa

Chủ tịch UBND xã Dương Hòa, Nguyễn Văn Hiền cho biết: “Năm 2004, do di dân tái định cư để xây dựng công trình hồ chứa nước Tả Trạch, hiện xã còn lại 5 thôn, 500 hộ, với 2000 khẩu. Rừng kinh tế là nguồn thu nhập chủ lực của người dân. Dựa vào kinh tế rừng, nhất là việc giao cho người dân quản lý, trồng, chăm sóc, nên cuộc sống người dân đã được nâng lên. Trong số diện tích rừng trồng do xã quản lý, có đến 1.695 ha giao cho người dân quản lý, sử dụng”.

Dựa vào tiềm năng, lợi thế, năm 2012, được sự hỗ trợ của thị xã Hương Thủy với 8 chương trình phát triển kinh tế vùng gò đồi, Dương Hòa đã huy động người dân tích cực trồng cây cao su, trồng hoa cúc, cải tạo vườn cây thanh trà, nuôi gà thả vườn, chim cút, nuôi dê, bò đàn... mang lại giá trị kinh tế cao. “35 ha thanh trà hiện được xem là cây trồng mũi nhọn của xã. Dù chưa phải là thương hiệu, nhưng cây thanh trà Dương Hòa cho thu nhập ổn định, nhiều hộ từ khó khăn vươn lên khá”, Chủ tịch Hội Nông dân xã Dương Hòa-ông La Đành thông tin. 

Ông Phan Thanh Trực, một người dân Dương Hòa phấn khởi: “Dựa vào đồi núi, người dân quê tôi đầu tư chăn nuôi trâu, bò đàn cho thu nhập cao. Mấy năm trở lại đây, bò lai được bà con rất ưa chuộng. Nuôi bò sinh sản, lấy thịt là hướng đi đúng của bà con nông dân nơi đây. Mỗi năm bán một lứa bò cũng cho người chăn nuôi thu nhập hàng chục đến hơn trăm triệu đồng”. 

“5 năm, với nguồn vốn hơn 2.500 tỷ đồng của Trung ương và địa phương, nhiều cơ sở hạ tầng, nhiều chương trình, dự án lớn được đầu tư tại Dương Hòa làm bộ mặt nông thôn mới thêm khởi sắc. Người dân đồng thuận, nhất trí cao khi tự nguyện hiến khoảng 1,8 ha đất với tài sản trên đất; tự đầu tư sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, tường rào tạo dáng dấp mới cho đô thị Dương Hòa”, Phó Chủ tịch UBND xã Dương Hòa-Lê Văn Thức thông tin về thành quả của Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Dương Hòa.

Nếu như năm 2010, Dương Hòa chỉ đạt 6/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, sau 4 năm quyết tâm của tập thể Đảng bộ, chính quyền Nhân dân toàn xã, đến nay đã đạt 16/19 tiêu chí. Những tiêu chí về trường học, cơ sở vật chất văn hóa và môi trường, nhất là nước sạch được Dương Hòa khắc phục, với quyết tâm đạt kết quả cao nhất, phấn đấu năm 2016 được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Ngoài sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề và dịch vụ cũng đã được hình thành và phát triển ở Dương Hòa. Ngay tại trung tâm UBND xã, nhiều hàng quán kinh doanh, dịch vụ mọc lên, tạo dáng dấp cho đô thị mới. Bí thư Đảng ủy xã Dương Hòa, Nguyễn Văn Lộc cho biết: “Đời sống người dân nâng lên rõ rệt theo từng năm. Nếu năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 9,8 triệu đồng, năm 2015 ước đạt 24 triệu động đồng/năm. Hộ nghèo từ 18,1% năm 2011, nay giảm còn 4%”.  

Sau 3 năm ra khỏi chương trình 135, Dương Hòa đã tự mình vươn lên về nhiều mặt. Phó Bí thư Thường trực Thị ủy Hương Thủy, Lê Ngọc Sơn khẳng định: “Phong cách lãnh đạo, lề lối làm việc của Đảng ủy, Ban thường vụ Đảng ủy từng bước đổi mới, tạo chuyển biến tích cực. Nguyện vọng của Nhân dân được đáp ứng trên tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Tinh thần đoàn kết trong cấp ủy và Đảng bộ luôn được giữ gìn, củng cố từ đó góp phần thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị của địa phương”.

“Nhân dân tiếp tục được giao đất rừng để sản xuất; công trình hồ Tả Trạch hoàn thành sẽ góp phần phát huy tiềm năng và tạo nhiều lợi thế mới, tạo tiền đề phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái. Từ đó, có thêm nhiều công ăn- việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống Nhân dân”, Chủ tịch UBND xã Dương Hòa, Nguyễn Văn Hiền tin tưởng. 

Bài, ảnh: Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top