Văn hóa - Nghệ thuật Thông tin văn hóa
Sương tháng chạp
TTH - Sau hai tháng mưa dầm sau bão lũ, năm nay qua đầu tháng Chạp mưa dứt, nắng le lói lên nơi chân núi Ngự.
Một năm Huế có nhiều mùa sương: Sương mùa xuân vào tháng Giêng như đắp chăn ủ ấm cho hạt nảy mầm. Sương mùa hè cho hoa lá ủ mật rồi nở bung muôn sắc dưới nắng trời. Sương mùa thu như giăng tơ níu lại những chiếc lá rơi đã qua bao mùa mưa nắng. Còn sương mùa đông? Khi xuất hiện đợt không khí lạnh và độ ẩm cao ngút cũng là lúc Cố đô Huế bước vào mùa sương phủ buổi sáng. Đó như một loài sương ẩn khuẩn cho bao huyền sử thời hiện đại. Sương báo hiệu về một ngày không mưa song buốt giá vẫn còn trong không gian.
Sau hai tháng mưa dầm sau bão lũ, năm nay qua đầu tháng Chạp mưa dứt, nắng le lói lên nơi chân núi Ngự. Và sương tháng Chạp chỉ chờ có thế, gọi nhau phả sương từ trên cao xuống, đùn sương từ dưới cỏ lên, như thể quấn chăn cho toàn thành phố ngủ thêm giấc sớm lạnh trên mười độ. Lúc bấy giờ nếu có cánh mà bay lên cao cao, sẽ thấy trong không ảnh sương mù như mây trắng sà xuống trùm lấp thành phố. Tòa nhà Vincom hai phần ba chìm trong sương, cột ăng ten viễn thông hay truyền hình cũng như những chú lính chì trong truyện cổ Andecxen đang cố kép chăn sương đắp ngọn. Lúc bấy giờ xuống cầu Trường Tiền thì có thể trông rõ một vài rưỡi, còn những nét vài cầu cong cong còn lại thì đã chìm hẳn trong mịt mù khói sương. Hỏi đếm làm chi cho đủ sáu vài mười hai nhịp? Hãy hỏi cành phượng ở bờ sông Hương của “cây phượng công dân” in thẳm vòm lá xanh lên nền sương trắng. Cành cây này từng nở những chùm hoa đỏ rực làm chứng mùa hè, giờ giong những chiếc lá làm chứng buốt giá mùa đông. Lúc này trong Đại Nội, lầu Ngọ Môn khuất mờ trong sương như thêm một lần tạo tác ảo ảnh vàng son giữa thiên nhiên…
Cho đến khi những nồi bún bò giò heo sôi sùng sục, những gánh cơm hến ngả mâm trên vỉa hè, thì sương tan loãng đi. Nhưng ở nơi nào đó, như có sức hút ngái ngủ, sương níu lại trên bàn cà phê trên phố Trịnh, hay bên hồ Tịnh Tâm, hay bên bờ An Cựu. Nếu giọt sương tháng Giêng xanh như một đơn nguyên tinh khôi, thì sương tháng Chạp đã pha màu thời gian trong cốc trà sớm, trong khói cà phê huyền hoặc màu ngà. Sương theo mùa cũng có sự già đi, không tin thì hỏi bao mái tóc pha sương đã từng in dấu rêu phong nơi thành Huế cổ kính này. Những mái tóc pha sương của người Huế, như có nhân dáng của những cành sứ cổ thụ chốn Kinh thành, và có màu của sương tháng Chạp. Khi dòng nước trôi đi, sương mù trôi theo dòng hải lưu rồi cũng tan biến.
Ngồi lại cùng sương bên bờ sông Hương. Dưới những chiếc lá muối nặng sương, ô hay có thể nhận ra sương mù đang ban cho ta đặc ân được hòa mình vào thiên nhiên ban sớm. Thiên nhiên ấy đang tỏa ra những choàng vai thân thiện và gần gũi. Nó làm ta có cảm giác được hoà lẫn vào đấy, ta nhận chân sự nhỏ bé và mong manh của kiếp người. Cũng từ khi hoà mình vào thiên nhiên lúc đó, sương chợt nhuốm cho ta những cảm xúc vi diệu. Như thể ta vừa hiểu ra, cùng oà vào sương, cháy hết mình cùng cảm xúc như lửa trong sương trắng, là ta cũng đã thăng hoa, cháy hết phận làm người.
Hạ Nguyên
- Ký họa di sản Huế (23/04)
- Giữ hình dáng cũ của bờ kè Hộ Thành hào (23/04)
- “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí”, bộ địa chí đầu tiên của triều Nguyễn (22/04)
- Bắn lửa súng thần công trở lại tại Kỳ Đài (22/04)
- Khánh thành khu vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng và đọc sách (21/04)
- Các trường đại học nghệ thuật được tiếp tục tuyển sinh trung cấp, cao đẳng đặc thù (21/04)
- Vận động đóng góp dựng tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Huế (21/04)
- Trưng bày sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục” (20/04)
-
Giữ hình dáng cũ của bờ kè Hộ Thành hào
- Các trường đại học nghệ thuật được tiếp tục tuyển sinh trung cấp, cao đẳng đặc thù
- Nhiều hoạt động hướng về Ngày sách Việt Nam
- Nón lá “du hành” cùng Tin Tin
- Garden Chill - Khu vườn trên sông
- Lễ hội điện Huệ Nam trở lại sau 1 năm tạm dừng do COVID-19
- Cơn bão đã qua
- Học sinh tranh tài cuộc thi sáng tạo mỹ thuật
- Tàng Thơ Lâu, kết nối giá trị quá khứ đến đương đại
- Nhớ nhạc sĩ họ Trịnh qua âm nhạc và hội hoạ
-
Nón lá “du hành” cùng Tin Tin
- Nghĩ mới về “Chuyện cũ…”
- Cơ sở xuống cấp, lạc hậu, rạp chiếu phim công lập vắng khách
- Vận động đóng góp dựng tượng nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tại Huế
- Khánh thành khu vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng và đọc sách
- Những con đường yêu thương...
- Ra mắt văn phòng Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế
- CHLB Đức tiếp tục hỗ trợ trùng tu di sản Huế
- Hương Thủy: Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng
- Các trường đại học nghệ thuật được tiếp tục tuyển sinh trung cấp, cao đẳng đặc thù