Thế giới

Suy thoái toàn cầu không phải là không thể tránh khỏi

ClockThứ Hai, 03/10/2022 20:51

OECD: Khủng hoảng năng lượng, lạm phát có nguy cơ đẩy các nền kinh tế lớn vào suy thoáiNgân hàng Thế giới cảnh báo nguy cơ suy thoái toàn cầu gia tăng

Các chuyên gia tại Oxford Economics tiếp tục tin tưởng, nền kinh tế toàn cầu sẽ tránh khỏi suy thoái, mặc dù Mỹ, Canada và hầu hết các quốc gia tại khu vực châu Âu có khả năng rơi vào suy thoái trong một vài thời điểm trong năm sau, hoặc lâu hơn. Việc tránh được sự giảm tăng trưởng toàn cầu bất chấp một số nền kinh tế lớn có kết quả không khả quan không nhất thiết là một kết quả bất thường.

Bất chấp nhiều thách thức, nền kinh tế toàn cầu vẫn có khả năng tránh được suy thoái. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Các dự báo sửa đổi gần đây giả định rằng, 14 trong số 25 nền kinh tế tiên tiến sẽ rơi vào suy thoái vào cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023. Trong khi hầu hết châu Âu, Mỹ và Canada sẽ rơi vào suy thoái, khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ là khu vực duy nhất có thể tránh được phần lớn tác động giảm tăng trưởng. Ngoài ra, tất cả sự giảm hoạt động ghi nhận trong hàng quý ở các nền kinh tế tiên tiến sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ quý III/2022 đến quý II/2023.

Kể từ năm 1980, khoảng 80% các cuộc suy thoái được ghi nhận tại các nền kinh tế tiên tiến đã xảy ra trong 9 giai đoạn riêng biệt bao gồm: 2 lần vào đầu những năm 1980, 2 lần vào đầu những năm 1990, Khủng hoảng tài chính châu Á 1997, sự kiện Thảm họa bong bóng Dotcom đầu những năm 2000, Khủng hoảng tài chính toàn cầu, Khủng hoảng Khu vực đồng Euro và Đại dịch COVID-19.

Trong thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu và đại dịch, hầu hết các nền kinh tế tiên tiến đều rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, tại các cụm suy thoái khác, ít hơn 1/2 các nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Trong 6 giai đoạn căng thẳng, chỉ có 40% - 60% các nền kinh tế tiên tiến giảm tăng trưởng trong hai quý liên tiếp – thấp hơn một chút so với những gì được dự đoán. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cũng chứng kiến sự sụt giảm lớn về GDP, nhưng những sự suy giảm này chỉ xảy ra ở một nhóm nhỏ các nền kinh tế... Kết hợp với nhiều dữ kiện, giới chuyên gia giả định quy mô suy thoái trung bình trong nửa cuối năm 2022 và nửa đầu năm 2023 sẽ còn nhỏ hơn.

Trong một nhận định khác có liên quan, sự suy yếu của các nền kinh tế tiên tiến không phải lúc nào cũng đẩy nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, vì chỉ 5 trong số 9 giai đoạn căng thẳng trước đó có liên quan đến suy thoái toàn cầu.

Về dự báo mới, đáng chú ý là sự suy giảm trong GDP của Mỹ trong nửa đầu năm 2023 có thể nhỏ hơn nhiều so với bất kỳ cuộc suy thoái nào trong 5 cuộc suy thoái trước mà Mỹ đã trải qua, cùng lúc cũng thấp hơn rất nhiều so với mức giảm tăng trưởng trung bình trong lịch sử Mỹ.

Các nền kinh tế G7 còn lại, được dự đoán sẽ rơi vào suy thoái, cũng có thể sẽ chỉ trải qua các đợt co thắt tương đối nhỏ. Trong trường hợp Mỹ và các nền kinh tế tiên tiến khác “được thiết lập” đối diện với các đợt suy thoái đặc biệt nhẹ vào khoảng thời gian này, nền kinh tế toàn cầu có nhiều khả năng tránh được suy thoái.

Hạnh Nhi

 (Lược dịch từ The Straistimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Số đơn đăng ký bằng sáng chế toàn cầu giảm lần đầu tiên sau 14 năm

Số đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế trong năm ngoái đã giảm lần đầu tiên sau 14 năm, do lãi suất cao hơn và tình trạng bất ổn kinh tế; trong đó, Ấn Độ nằm trong số ít các quốc gia đi ngược lại xu hướng này, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) của Liên hiệp quốc (LHQ) cho biết trong một báo cáo thường niên.

Số đơn đăng ký bằng sáng chế toàn cầu giảm lần đầu tiên sau 14 năm
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):
Số ca mắc sởi tăng 79% trên toàn cầu

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 20/2 lên tiếng cảnh báo về sự lây lan nhanh chóng của bệnh sởi, với hơn 306.000 ca mắc sởi đã được báo cáo trên toàn thế giới trong năm 2023, đánh dấu mức tăng 79% so với một năm trước đó.

Số ca mắc sởi tăng 79 trên toàn cầu
Ngành hàng không toàn cầu đối mặt nhiều thách thức về giá vé và nhân sự

Theo các chuyên gia trong ngành, ngành hàng không toàn cầu thời hậu đại dịch vẫn không thiếu những thách thức, từ việc giữ giá vé máy bay ở mức phải chăng – nhất là trong các mùa lễ hội khi tỷ suất lợi nhuận “mỏng như dao cạo”, cho đến việc có đủ lực lượng lao động tận tâm với nghề.

Ngành hàng không toàn cầu đối mặt nhiều thách thức về giá vé và nhân sự
Return to top