Giáo dục Tin tức giáo dục
SV sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt
TTH.VN - Theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 15/11/2020, sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí và được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập.
Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên học các ngành đào tạo giáo viên tại các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng được phép đào tạo giáo viên (cơ sở đào tạo giáo viên) thực hiện theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu và đào tạo theo nhu cầu xã hội.
Theo quy định, đối tượng áp dụng là sinh viên học trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên theo hình thức đào tạo chính quy, liên thông chính quy và sinh viên học văn bằng thứ 2 theo hình thức đào tạo chính quy trình độ đại học, cao đẳng các ngành đào tạo giáo viên có kết quả học lực văn bằng thứ 1 đạt loại giỏi (sinh viên sư phạm).
Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ
Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học. Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường.
Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt được xác định theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy theo học chế tín chỉ, cơ sở đào tạo giáo viên có thể quy đổi mức hỗ trợ cho phù hợp với học chế tín chỉ. Tổng kinh phí hỗ trợ của cả khóa học theo học chế tín chỉ không vượt quá mức hỗ trợ quy định cho khóa học theo năm học.
Kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt cho sinh viên sư phạm được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm chi cho giáo dục, đào tạo tại các địa phương, bộ, ngành theo các quy định hiện hành.
Bồi hoàn kinh phí hỗ trợ
Nghị định cũng quy định rõ đối tượng phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm: 1- Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp; 2- Sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách và công tác trong ngành giáo dục nhưng không đủ thời gian công tác theo quy định; 3- Sinh viên sư phạm được hưởng chính sách đang trong thời gian đào tạo nhưng chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học.
Đối tượng không phải bồi hoàn kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt gồm:
Trong thời hạn 2 năm kể từ ngày có quyết định công nhận tốt nghiệp, sinh viên sư phạm công tác trong ngành giáo dục và có thời gian công tác tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng.
Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp đang công tác trong ngành giáo dục, nhưng chưa đủ thời gian theo quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều động bố trí công tác ngoài ngành giáo dục.
Sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp tiếp tục được cơ quan đặt hàng, giao nhiệm vụ hoặc đấu thầu cử đi đào tạo giáo viên trình độ cao hơn và tiếp tục công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian quy định.
Ngoài ra, Nghị định cũng nêu rõ, sinh viên sư phạm nghỉ học tạm thời, bị đình chỉ học tập tạm thời sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ trong thời gian nghỉ học hoặc bị đình chỉ học.
Sinh viên sư phạm dừng học do ốm đau, tai nạn, học lại, lưu ban (không quá một lần) hoặc dừng học vì lý do khác không do kỷ luật hoặc tự thôi học, được cơ sở đào tạo giáo viên xem xét cho tiếp tục học tập theo quy định, thì tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ nhưng thời gian hưởng không vượt quá thời gian tối đa hoàn thành chương trình đào tạo.
Theo VPCP
- Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả (27/05)
- Tuyên dương học sinh giỏi tại Văn miếu Quốc tử giám (26/05)
- Bàn giao "Khu vui chơi rèn luyện thể chất" cho Trường tiểu học Đông Nam Sơn (26/05)
- Đề nghị lịch sử là môn học bắt buộc cấp THPT (26/05)
- Chọn nghề phù hợp với năng lực học sinh (26/05)
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen cho em Trần Lê Bửu Tánh (26/05)
- Lo ngại khi lịch sử là môn học lựa chọn ở lớp 10 (25/05)
- Lan tỏa giá trị nhân văn, bản sắc văn hóa Huế đến từng học sinh (25/05)
- Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả
- Nhập nhằng tư vấn hướng nghiệp - quảng bá tuyển sinh
- Tăng tốc vượt vũ môn kỳ thi tốt nghiệp THPT
- Kỹ năng sống - điểm tựa vững chắc cho học sinh
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Giáo dục phổ thông mới ở A Lưới
- Cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần tin cậy cho con
- Xét tuyển học bạ năm 2022: Lưu ý về chỉ tiêu, điều kiện xét tuyển
- Sẵn sàng phương án trước những thay đổi về tuyển sinh
- Tái khởi động các sân chơi kỹ năng
- Trao 32 suất học bổng AMA cho sinh viên Trường đại học Sư phạm
- Nhu cầu tuyển dụng vượt hơn gấp đôi số sinh viên ra trường
- Sinh năm "heo vàng", tỉ lệ chọi vào lớp 10 sẽ tăng?
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ II: Vừa lòng kẻ tới, thỏa lòng người đi
- Hơn 1.100 cơ hội việc làm tại 16 doanh nghiệp cho sinh viên
- Trường ĐH Khoa học trao bằng cho 88 tân tiến sĩ, thạc sĩ
- Học đúng tuyến vẫn ổn
- “Biết rồi nói mãi”, chuyện tuyển dụng & thuyên chuyển giáo viên - Kỳ III: Hãy tin & hy vọng
- Ngày hội việc làm lớn nhất từ trước đến nay của Trường ĐH Nông Lâm
- Lo ngại khi lịch sử là môn học lựa chọn ở lớp 10