ClockThứ Năm, 19/12/2013 11:02

Tác động của lũ lụt, một góc nhìn khác

TTH - Hội thảo quốc tế “Nước và Sức khoẻ đô thị” do Trường đại học Khoa học Huế phối hợp với Đại học Tokyo và một số trường đại học, viện nghiên cứu ở Nhật Bản thu hút đông đảo các nhà khoa học Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Malaysia,... tham gia. Dịp này, Thừa Thiên Huế Cuối tuần xin giới thiệu ý kiến của GS. Hiroaki Furumai, Đại học Tokyo và PGS Toru Watanabe, Đại học Yamagata (Nhật Bản) về lũ lụt cũng như những tác động của nó đến chất lượng nước và sức khoẻ con người tại TP.Huế.

GS. Hiroaki Furumai: “Giữ lại không gian xanh và hồ nước trong thành phố

Nghiên cứu của tôi tập trung về lũ lụt và rủi ro về sức khoẻ ở thành phố Huế. Vào mùa mưa bão, nước sông dâng lên và nước ở các hệ thống nước thải dâng lên gây ngập lụt. Hiện Huế chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt riêng nên khi nước lũ dâng, nước từ các cống rãnh chảy ra tràn lan cùng với các tác nhân gây bệnh sẽ ảnh hưởng sức khoẻ cộng đồng. Do vậy cần phải xem xét lại hệ thống cơ sở hạ tầng và đặc biệt là sự hạn chế của hệ thống thoát nước trong thành phố.

Bên cạnh đó, sự biến đổi khí hậu hiện nay sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng ngập lụt của thành phố Huế trong tương lai. Vì vậy, cần phải nhìn nhận một cách thấu đáo vấn đề này. Huế rất thành công trong việc cung cấp nước sạch, nước an toàn cho người dân nhưng cần quan tâm và xem xét đến chất lượng nước trong mùa lũ. Phải cố gắng giữ lại càng nhiều càng tốt những khu vực xanh, những không gian xanh; cố gắng giữ lại những hồ nước trong thành phố vì với xu thế phát triển, số lượng người dân ngày đông lên thì những hồ nước này sẽ dần bị lấp đi hoặc thu hẹp dần. Thành phố cần phải xem xét và tính đến điều này bởi nếu không, tình trạng ngập lụt sẽ càng tồi tệ hơn.

PGS.Toru Watanabe: “Cần cải thiện hệ thống nước thải”

Khi lũ lụt xảy ra thì nước lụt sẽ kết hợp với nước thải từ các hộ gia đình, các khu công nghiệp... Tất cả các chất bẩn từ nước thải trong đó có tác nhân gây bệnh như vi sinh vật, kim loại nặng,... sẽ hoà vào trong nước lụt. Tôi đã làm một dự án nghiên cứu về lũ lụt, chất lượng nước và sức khoẻ con người ở Huế từ ba năm nay. Trong dự án này, tôi nghiên cứu về ảnh hưởng của các vi sinh vật, tác nhân gây bệnh lên sức khoẻ của con người thông qua điều tra các hoạt động của con người khi lũ lụt xảy ra. Bởi khi lũ lụt, người ta vẫn đi chợ, đi làm việc, đi học,... nhiều trẻ em còn thích đi lội lụt nữa. Do vậy, nguy cơ bị những bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng,... từ những tác nhân gây bệnh trong nước lụt là rất lớn so với khi bình thường (không có lụt). Thông qua phương pháp đánh giá rủi ro vi sinh vật định lượng, chúng tôi có thể biết được có bao nhiêu người bị mắc các bệnh từ những tác nhân gây bệnh trong nước lụt tại từng khu vực. Số liệu nghiên cứu của chúng tôi ở khu vực Thành Nội cho thấy số người mắc bệnh trong lũ cao gần gấp 10 lần so với khi ngày thường.

Theo tôi, cách thứ nhất là ngăn chặn, hạn chế thấp nhất tình trạng lũ lụt xảy ra. Cách thứ hai là chủ động cải thiện hệ thống nước thải và tốt nhất là xử lý nước thải trước khi cho chảy vào hệ thống nước thải chung. Khi đó sẽ giảm được số lượng vi sinh vật gây bệnh trong nước lụt.

Sắp tới, chúng tôi nghiên cứu tác động của lũ lụt theo mùa lên nhiễm bẩn vi khuẩn ở vùng nông thôn tập trung vào các tác nhân gây bệnh có trong đất và rau vào mùa lụt ở vùng nông thôn. Kết quả cụ thể của dự án sẽ có trong thời gian tới.
Ngọc Hà (ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top