ClockThứ Tư, 22/09/2021 06:03

Tái chế mùa dịch

TTH - Bằng đôi bàn tay khéo léo, những phế liệu tưởng chừng bỏ đi đã được “biến hóa” để tạo nên các sản phẩm tái chế độc đáo, hữu ích trong mùa dịch.

Siết chặt dạy thêm trong mùa dịch

Chậu cây tái chế độc đáo

Trong khi nhiều gia đình đang cảm thấy vất vả vì dịch bệnh thì chị Nguyễn Thị Nam (Nam Đông) và các con đã tìm ra cho mình một niềm vui mới. Đó là tận dụng những đồ vật bỏ đi như chai nhựa, vải cũ để tạo nên các sản phẩm hữu ích trong gia đình. “Tuy chỉ là những phế liệu, nhưng với mình chúng rất có giá trị. Tranh thủ thời điểm dịch bệnh, mình tận dụng chúng để tạo ra các vật dụng nhỏ xinh. Đây cũng là khoảng thời gian quý báu để mình vừa vui chơi cùng con, vừa cùng nhau hạn chế rác thải ra môi trường”, chị Nam chia sẻ.

Vốn là giáo viên mỹ thuật, chị Nam còn phác thảo những gương mặt đáng yêu trên chai để các con tô màu. Chỉ thoáng chốc, gia đình nhỏ đã biến những chai nhựa bỏ đi trở thành dãy các chậu cây độc, lạ. “Rất nhanh chóng và tiện ích, chỉ cần trồng lên bụi cây lan chi là gia đình mình có ngay chậu kiểng vừa đẹp, vừa độc đáo lại bảo vệ môi trường. Đây cũng là cách mình mong các con yêu thiên nhiên và cây xanh hơn”, chị nói.

Cùng có chung suy nghĩ như chị Nam, chị Ngọc Anh (TP. Huế) và gia đình cùng hướng các con vào hoạt động tái chế. Tận dụng vỏ chuối, bưởi, thanh trà, chị tìm tòi cách ủ phân hữu cơ để chăm sóc khu vườn nhỏ trên sân thượng. Chị cho biết: “Bé nhà mình rất hào hứng với hoạt động này. Chăm sóc cây và tận hưởng thành quả từ khu vườn nhỏ mang lại giúp gia đình mình lạc quan và gần nhau hơn”.

Trên các trang mạng xã hội mùa dịch này, chẳng riêng các chị, các mẹ là “chủ công” trong gia đình, không khó để bắt gặp những sản phẩm tái chế được tạo nên bởi các bạn trẻ. Rộn ràng “khoe” sản phẩm trên trang cá nhân facebook hay instagram, nhiều bạn còn gia nhập những trang fanpage lớn như Ý tưởng sái chế - Tái sử dụng, Đồ tái chế để “khoe” những thành quả mình làm ra.

Thùy Phương, cô gái 9X đang sinh sống ở TP. Huế cho biết: “Công việc của mình chịu ảnh hưởng do dịch bệnh nên khá rảnh rỗi. Hiện tại mình không thể về quê (ở Quảng Nam) nên tìm đến chọn lựa khác để thư giãn và xả stress mùa dịch”.

Hộp sữa chua, vỏ chai nước ngọt, bìa các tông, Thùy Phương cùng em gái Thùy Dung quyết định biến những phế liệu có sẵn thành các sản phẩm đáng yêu, hữu ích. Vừa tô màu cho chú heo bằng chai nhựa, Thùy Dung vừa nói: “Mình biến chai sữa chua thành đồ chơi như lợn, gà. Bìa các tông chỉ cần thêm chút tưởng tượng là có thể trở thành mô hình nhà cửa. Vỏ lon bia, nước ngọt cần khéo tay để “hô biến” thành chong chóng, lồng đèn, cối xay gió hay thậm chí là mô hình xe máy, xe đạp. Tất cả chỉ cần hồ dán, băng keo, keo nến, màu và sự khéo léo”.

Bài: Mai Huế

Ảnh: Nhân vật cung cấp

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh 14 trường tiểu học tham gia Ngày hội tái chế

Ngày 5/11, tại Trung tâm Hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên, WWF-Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) tổ chức sự kiện "Ngày hội Tái chế Huế 2023", lần thứ 2.

Học sinh 14 trường tiểu học tham gia Ngày hội tái chế
Giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP):
Chỉ tái chế nhựa là chưa đủ

Hãng Thông tấn AFP ngày hôm nay (23/9) dẫn lời bà Inger Andersen, Giám đốc Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) cảnh báo, với việc sản xuất nhựa đang gia tăng trên toàn thế giới và gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng lớn, nhân loại không thể chỉ tái chế nhựa để thoát khỏi tình trạng này; đồng thời kêu gọi việc tái cân nhắc một cách tổng thể về cách sử dụng nhựa.

Chỉ tái chế nhựa là chưa đủ
Khởi động dự án phân loại rác tại nguồn

Chiều 13/9, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ công tác xã hội Hàm Long (Trung tâm HLC) - Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức hội nghị khởi động dự án (DA) xây dựng thí điểm mô hình phân loại rác tại nguồn (PLRTN) tại hai phường Hương Long và Thuỷ Biều, TP. Huế.

Khởi động dự án phân loại rác tại nguồn

TIN MỚI

Return to top