ClockThứ Sáu, 22/11/2019 15:03

Tái hiện cảnh nông thôn qua nông cụ truyền thống

TTH.VN - Khung cảnh thân thương với mái nhà tranh, đụn rơm, chái bếp; vài cái nơm, cái cối, chày cũ kỹ; chiếc xe đạp nước hay máy quạt lúa… vốn là những vật dụng thân quen của người nông dân lần đầu tiên được Bảo tàng Văn hóa Huế giới thiệu đến công chúng trong trưng bày “Nông cụ truyền thống Huế”, vừa được khai mạc sáng 22/11.

Bảo tàng văn hóa Huế: Hướng đến mô hình bảo tàng đời sốngĐộc đáo tín ngưỡng thờ Mẫu ở HuếTrưng bày hình ảnh chợ Đông Ba xưa và nay“Tinh hoa Đông y Huế”Hương sắc bánh Huế

Học sinh Huế tham quan không gian trưng bày

Không gian trưng bày giới thiệu đến người xem hơn 50 hiện vật (hiện vật gốc và phục dựng) là những vật dụng quan trọng luôn đồng hành, gắn bó lâu đời với người nông dân, gồm: nông cụ làm đất và gieo cấy; nông cụ tưới tiêu; nông cụ thu hoạch, tuốt, tách hạt và bảo quản nông sản; nông cụ dùng trong đánh bắt, khai thác thủy sản. Trưng bày cũng giới thiệu những hình ảnh tư liệu về quá trình sản xuất nông nghiệp truyền thống.

Tham quan không gian trưng bày, nhiều người không khỏi bồi hồi, xúc động khi thấy lại không gian sinh hoạt của nông thôn Huế xưa, những vật dụng quen thuộc một thời: những cái nơm, cái chẹp bắt cá, những cái thúng, mủng, dần, sàn, oi, rớ…

Hiện nay, xu hướng đô thị hóa nông thôn, cơ giới hóa nông nghiệp đang diễn ra mạnh mẽ, các loại máy móc hiện đại đang dần thay thế sức lao động của con người. Hệ quả tất yếu là những phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống cùng hệ thống nông cụ cổ truyền cũng dần vắng bóng theo thời gian. Nhiều loại nông cụ truyền thống vẫn được người nông dân giữ gìn, bảo quản để lưu giữ những ký ức về một thời gian khó.

Những hiện vật trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế còn là sự kết nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Với các em học sinh, những hiện vật này vô cùng lạ lẫm. Phương Thảo, học sinh lớp 6, Trường THCS Nguyễn Chí Diểu nói: “Đây là lần đầu tiên em được xem trực tiếp nhiều loại nông cụ như vậy. Rất lạ lẫm và thú vị để hiểu thêm về đời sống nông thôn của ông cha trước đây”.

Bà Nguyễn Hồng Hoa Tranh, Giám đốc Bảo tàng Văn hóa Huế chia sẻ: “Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam 23/11, Bảo tàng Văn hóa Huế tổ chức trưng bày chuyên đề “Nông cụ truyền thống Huế”, nhằm giới thiệu đến công chúng sự phong phú, đa dạng của các loại hình nông cụ cổ truyền ở Huế. Qua đó, giúp khách tham quan, nhất là các bạn trẻ hiểu hơn về đời sống mộc mạc, chân chất, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của người nông dân. Việc bảo tồn các nông cụ truyền thống cần được lưu tâm để giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống”.

Một số hình ảnh tại không gian trưng bày được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Những chiếc cối xay, chày, cối năm xưa gợi nhớ về một thời gian khó của người nông dân

Chơm cá

Vị khách tham quan này không khỏi bồi hồi khi cầm chiếc cối xay

Với học sinh ở thành phố, được chạm vào những hạt lúa cũng là trải nghiệm thú vị

Em làm nông dân

Phục dựng mái nhà tranh, không gian sinh hoạt của người nông dân xưa

Không gian xưa cũ khiến người xem không khỏi nhớ cái chạn bếp ngày xưa ở quê nhà

Hình ảnh nông dân Huế dùng xe quạt lúa năm 1929

Không gian trưng bày còn giới thiệu các loại nông sản hữu cơ của người nông dân

Tin, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống

Đối với cư dân Đông Nam Á nói chung, gắn với đời sống sông nước và truyền thống nông nghiệp lúa nước, lễ hội đua thuyền là một sinh hoạt văn hóa phổ biến, có lịch sử lâu đời, được thực hiện với mục đích chính là cầu ngư, cầu mưa, cầu an và thể hiện tinh thần thượng võ, vui chơi giải trí.

Quy ước của các “trộ” đua thuyền truyền thống
Return to top