ClockThứ Tư, 21/09/2016 06:01

Tái hòa nhập cho thanh niên lầm lỡ

TTH - Năm năm qua, Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh phối hợp với Trại giam Bình Điền thực hiện chương trình “Giáo dục phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và giúp đỡ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng”.

Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Trại giam Bình Điền tiếp tục phối hợp giúp đỡ phạm nhân trong độ tuổi thanh niên tái hòa nhập cộng đồng

Hỗ trợ tái hòa nhập

Anh N.Q.L phạm tội khi tuổi còn trẻ. Sau khi mãn hạn tù, anh trở về quê (xã Phú Lương, huyện Phú Vang), quyết tâm hoàn lương và làm lại cuộc đời bằng nghề chăn nuôi cùng với gia đình. Mong muốn bù đắp những lỗi lầm quá khứ và tự phát triển bản thân, anh tích cực tham gia các hoạt động của Hội LHTN xã, các phong trào do địa phương phát động, sống hòa đồng, thân thiện với bà con lối xóm. Tràn trề niềm tin, anh chia sẻ: “Sau khi ra tù, tôi đã biết suy nghĩ thế nào là đúng sai, tôi muốn làm lại cuộc đời nên học hỏi làm ăn cùng gia đình, thu nhập của riêng tôi mỗi tháng cũng được 10 triệu đồng. Giờ tôi chỉ mong muốn cuộc sống ổn định để lập gia đình”.

Tương tự L, chỉ vì một phút thiếu suy nghĩ, năm 21 tuổi, anh N.V.T (xã Phong An, huyện Phong Điền) sa vào con đường phạm tội. Án phạt 18 tháng trong trại giam khiến anh thấm thía về lỗi lầm của mình. Được sự quan tâm giúp đỡ, sau khi mãn hạn tù, anh về địa phương vay vốn làm ăn. Năm 2014, anh được UBND xã Phong An cấp 2 ha đất để kinh doanh. Hiện anh đang có một trang trại trồng sen kết hợp với thả cá trên diện tích gần 2 ha đồng thời chăn nuôi thêm vịt. Trừ chi phí, thu nhập bình quân hằng năm của anh khoảng 150 triệu đồng. Với những cố gắng của mình, ngày 17/8/2015, anh được Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp tuyên dương, tặng bằng khen là một trong những thanh niên hoàn lương tiêu biểu trong tái hòa nhập cộng đồng. Chị V.T.L (vợ anh N.V.T) tâm sự: “Hồi chưa cưới tôi biết anh từng có tiền án, nhưng thấy anh hiền lành, thật thà lại biết tu chí làm ăn nên cảm mến. Giờ vợ chồng tôi đã có đứa con trai bốn tuổi rưỡi, kinh tế gia đình cũng ổn định”.

Hai trường hợp chúng tôi được gặp chỉ là số ít những con người lầm lỗi đã vươn lên nhờ chương trình “Giáo dục phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và giúp đỡ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng”. Năm năm qua, chương trình này thường xuyên tổ chức các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý, giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống và chăm sức sức khỏe cho phạm nhân. Khi họ mãn hạn tù, Hội LHTN Việt Nam tỉnh gửi danh sách về từng địa phương để giúp họ làm hồ sơ, thủ tục, tái hòa nhập cộng đồng, mặt khác tham mưu cho UBND các xã tạo điều kiện cho thanh niên hoàn lương phát triển kinh tế; chủ động phối hợp tuyên truyền sâu rộng các gương phạm nhân có thành tích xuất sắc trong chấp hành án phạt, cải tạo tốt như gương phạm nhân N.H.T tích cực học tập, rèn luyện vươn lên, khi tái hòa nhập cộng đồng đã nỗ lực thi đỗ vào Trường đại học Khoa học Huế. Giai đoạn 2011 – 2015, chương trình đã giúp đỡ, cảm hóa 364 thanh niên hoàn lương tái hòa nhập cộng đồng. Đây cũng là giai đoạn đầu tiên của chương trình phối hợp, kinh phí thực hiện dựa trên nguồn xã hội hóa.

Nỗ lực trên hết

Sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục phạm nhân độ tuổi thanh niên và giúp đỡ họ tái hòa nhập cộng đồng giữa Hội LHTN Việt Nam tỉnh và Ban Giám thị Trại giam Bình Điền đã đạt được kết quả khả quan trên nhiều khía cạnh; kể cả việc hỗ trợ đào tạo, tư vấn, giới thiệu việc làm cho thanh niên hoàn lương. 

Về những trở ngại, khó khăn, anh Hoàng Vĩnh Phú, Trưởng ban Đoàn kết tập hợp Thanh niên Tỉnh đoàn cho hay: “Với những người từng một thời lầm lỡ, việc vượt qua mặc cảm, trở thành người có ích cho xã hội là cả một quá trình và phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Thực tế sau khi trở lại cuộc sống cộng đồng, họ bị chính người thân và những người xung quanh phân biệt, kỳ thị, khó tìm việc. Bên cạnh đó, chính những thanh niên hoàn án trở về địa phương lại mặc cảm, ít tiếp xúc và nhiều thanh niên đã bỏ xứ đi làm ăn xa hoặc tiếp tục ăn chơi lêu lổng, tái phạm. Việc tiếp cận, gặp gỡ và giúp đỡ đối tượng thanh niên này rất khó khăn”.

Khó khăn là thế nhưng từ chương trình, nhiều thanh niên đã khẳng định được ý chí bản thân, nỗ lực làm lại chính mình. Thành công mà họ làm được không phải chỉ là sự ổn định kinh tế, cuộc sống gia đình của chính họ mà còn làm gương cho những người lầm lỗi khác thấy đó để quyết tâm, cố gắng.

Hiện Hội LHTN Việt Nam tỉnh tiếp tục phối hợp với Trại giam Bình Điền thực hiện chương trình “Giáo dục phạm nhân trong độ tuổi thanh niên và giúp đỡ thanh niên tái hòa nhập cộng đồng” giai đoạn 2016 – 2020, giúp các phạm nhân sau khi mãn hạn tù vươn lên trong cuộc sống, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Bài, ảnh: PHƯỚC LY

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên

Với nhiều mô hình thiết thực và cách làm hiệu quả, tuổi trẻ Thừa Thiên Huế đã lan tỏa những giá trị, nét đẹp của sách và văn hóa đọc đến với các bạn đoàn viên, thanh niên.

Lan tỏa văn hóa đọc trong đoàn viên, thanh niên
Diện mạo mới từ các công trình thanh niên

Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện và sáng tạo tuổi trẻ trong thực hiện phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, Huyện đoàn A Lưới tích cực triển khai những công trình, mô hình đoàn thanh niên tiêu biểu, góp phần thay đổi tích cực diện mạo huyện miền núi.

Diện mạo mới từ các công trình thanh niên
“Lửa” từ những trái tim yêu thương

Trong trái tim của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) Xã đoàn Phú Gia (Phú Vang) luôn cháy ngọn lửa nhiệt huyết và yêu thương, mang ấm áp đến với những phận đời kém may, xây dựng niềm tin trong lòng người dân trên địa bàn.

“Lửa” từ những trái tim yêu thương
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Return to top