ClockThứ Tư, 28/10/2020 14:46

Tấm lòng

TTH - “Chăn cũ à? Nhà chị thì chỉ có mấy cái, để chị tìm cách rồi có chi liên lạc lại với em nhé!”. Tôi trả lời như vậy khi nghe cô Hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Mỹ, xã Phong Mỹ (Phong Điền) gọi điện thông báo, đợt lũ vừa qua, nhà trường có 200/423 gia đình học sinh bị ngập lụt khiến quần áo, chăn màn, sách vở trôi hết.

Cuộc đàm thoại vừa kết thúc, Bin – nhân viên bán cà phê ngồi ở bàn bên cạnh đã lên tiếng khi tôi còn chưa kịp suy nghĩ xem phải tìm cách gì để cùng nhà trường giúp người nghèo: “Cô soạn nội dung để con đưa lên facebook kêu gọi. Đồ mới thì không biết răng chứ đồ cũ chắc sẽ có nhiều người đóng góp đó cô”. Không kịp bất ngờ, tôi vừa khen cậu thanh niên này lanh lợi, vừa viết một bài kêu gọi giúp trường để hai cô cháu đưa lên trang facebook cá nhân. Chỉ một phút sau, và cứ thế liên tục chúng tôi nhận được nhiều bình luận và cả những tin nhắn trong messenger, thông tin địa chỉ nhà yêu cầu chúng tôi đến tận nơi để nhận hàng hỗ trợ.

Tôi thì đi làm, Bin ở nhà vừa bán hàng vừa nhận chăn màn, quần áo của những người chở hàng hỗ trợ trực tiếp đến rồi sắp xếp, phân loại lại đã là quá nhiều việc. Vì thế , khi nhận những tin nhắn, vì lý do nào đó người hỗ trợ yêu cầu chúng tôi đến tận nơi nhận hàng khiến tôi thấy căng thẳng. Chưa biết sắp xếp thời gian thế nào để nhận được nhiều hàng hỗ trợ nhất thì tôi lại nhận được điện thoại của Bin: “Cô ơi, có mấy người nhắn địa chỉ vô messenger của con. Chừ con đi đến nhà họ để chở đồ về, bên trang của cô có ai không để con đi luôn”; “Có, nhưng người thì ở tận Bến xe phía Bắc, người ở trên phường An Tây, một mình Bin đi có nổi không?”; “Chắc cũng mất nhiều thời gian, nhưng gắng chút thôi cô, để nhanh đủ chuyến xe mang ra cho người nghèo sớm hôm mô họ có chăn đắp bớt lạnh hôm nớ”.

Thế là, nhanh hơn dự tính của chúng tôi, sau hơn 1 ngày, chuyến xe chở hơn 200 chiếc chăn cũ có, mới có cùng nhiều quần áo, sách vở chúng tôi kêu gọi được đã đến với phụ huynh, học sinh Trường TH Hòa Mỹ. Cũng ngay chiều hôm đó, những clip ghi lại hình ảnh các cụ già, em nhỏ có chăn trải trên nền xi măng, trên những chiếc giường gỗ đơn sơ được cô hiệu trưởng và giáo viên nhà trường quay lại, gửi cho chúng tôi. Tôi thì đã nhìn thấy Bin tủm tỉm cười khi chăm chú nhìn vào màn hình điện thoại.

Chỉ sống bằng đồng lương phụ bán cà phê, cuộc sống của Bin vẫn còn nhiều thiếu thốn, nhưng người thanh niên đó đã rất vui khi được góp chút công sức để giảm bớt khó khăn do thiên tai gây ra cho bà con vùng trũng. Tôi cũng biết rằng, những ngày sau lũ, những tấm lòng như Bin có ở khắp nơi trên dải đất miền Trung và cả nước.

ĐĂNG VIỆT

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top