ClockThứ Bảy, 15/10/2016 13:43

Tâm lý chụp giật

TTH - Buổi sáng đi học, thằng bé ghé vào quán xôi bên đường mua 1 hộp mang theo để đến trường ăn. Xung quanh chị bán xôi đang có 3 em khác cũng là học sinh đang chờ mua suất điểm tâm của mình. Đến sau, thằng bé chờ, đó là điều tất nhiên. Chị bán xôi cũng đon đả: “Đợi chị chút, cu hí”.

Nhưng, bán xong cho 3 em kia, thay vì đến phiên thằng bé, lại có mấy em khác ào đến, tay dí tiền, miệng giục “bán cho em, mau mau, trễ học”. Chị bán xôi lại lấy tiền, lại nhoay nhoáy xới xôi cho khách hàng mới, bỏ mặc thằng bé đang kiên nhẫn đừng chờ. Em cũng trễ học vậy - thằng bé lẩm bẩm trong bụng nhưng không dám nói ra. Đến lúc nhận được hộp xôi, đến cổng trường thì trống vừa điểm. Vậy là phải học đói, chờ ra chơi mới ăn sáng được.

Dạo khác, đổi món từ xôi sang bánh mỳ, thằng bé cũng gặp tình trạng tương tự như chỗ chị bán xôi. Tội nghiệp, xôi để ra chơi ăn còn khả dĩ. Bánh mỳ để từ sáng cho đến giờ ra chơi nó nhàu nhĩ, nguột ngắt nguội ngơ đến nẫu lòng.

- Người ta có mồm, con không có mồm sao? Mình tới trước, phải hối thúc cho người ta bán trước chứ. Cứ đứng chờ, câm như hến rứa thì bao giờ mới tới phiên?

Nghe mẹ mắng, thằng bé chỉ im lặng. Nhưng những lần sau, thấy nó đã rút kinh nghiệm. Tay cũng dứ dứ tiền, miệng cũng hối thúc người bán. Nhiều lần như thế, đến bây giờ thì nó đã có hẳn kỹ năng mua đồ ăn sáng khá nhanh. Thậm chí, đến sau vẫn mua được trước. Mẹ thằng bé có vẻ hài lòng ra mặt. Nhưng bố thằng bé thì thở dài khi nghe chuyện. Ngồi cà phê với tôi, anh bảo: Chính người lớn đã tạo cho lũ trẻ thói quen, tâm lý chụp giật. Nếu chị bán xôi, cô bán bánh mỳ công tâm, ai tới trước bán trước, tới sau bán sau. Nếu đắt hàng quá mà sợ mất khách (vì không phục vụ kịp) thì kéo thêm người phụ bán. Rồi mẹ thằng cu, nếu thấy đông quá, thay vì chở con đến quán khác thì lại bày và khuyến khích con “chen lấn xô đẩy”. Cứ cái đà như vậy, xứ mình đến bao giờ mới văn minh?

Hàn Yên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Bằng những hình thức lồng ghép tuyên truyền thực tế, mô hình dùng giỏ nhựa, làn nhựa đi chợ trên địa bàn phường Phú Thượng (TP. Huế) ngày càng được nhân rộng, thu hút đông đảo chị em tham gia, tạo sự chuyển biến tích cực trong ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường (BVMT) trong cán bộ hội viên phụ nữ và cộng đồng dân cư. Từ mô hình này đã dần thay đổi thói quen của người dân về việc sử dụng rác thải nhựa dùng một lần tràn lan, thay vào đó là nâng cao ý thức BVMT.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Tạo thói quen “đã lái xe, không uống rượu, bia”

Tăng cường xử lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông (TGGT) vi phạm nồng độ cồn không chỉ nhằm mục đích giảm tai nạn giao thông, mà dần xây dựng ý thức, tạo thói quen “đã lái xe, không uống rượu, bia”.

Tạo thói quen “đã lái xe, không uống rượu, bia”
Thuận tiện, nhưng cần tạo thói quen sử dụng của người dân

Xác định, việc cấp tài khoản định danh điện tử (VNEID) là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 06) của Chính phủ. Thời gian qua, công an trong toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ dịch vụ công trực tuyến; tạo sự đồng thuận cao trong quần chúng nhân dân.

Thuận tiện, nhưng cần tạo thói quen sử dụng của người dân

TIN MỚI

Return to top