ClockThứ Năm, 21/05/2015 16:03

Tầm nhìn & tâm huyết

TTH - Cách đây 5 năm, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Tây Ban Nha tại Hà Nội từng tài trợ, giúp T.P Huế hoàn thành bản quy hoạch phát triển bền vững du lịch T.P Huế đến năm 2020. Tại đây, vấn đề khai thác lợi thế các con sông và hệ thống ao hồ trong lòng T.P Huế cho mục đích du lịch được đặc biệt coi trọng. Một chuyên gia nước ngoài ví von: Nếu biết khai thác không gian nước trong lòng thành phố, Huế sẽ trở thành một Vơ-ni-zơ thứ hai của thế giới. Với tầm nhìn này, bản quy hoạch đã đúc kết nhiều ý tưởng của nhiều chuyên gia trong nước, quốc tế về giải pháp hình thành các dịch vụ du lịch gắn với sông nước ở Huế, đặc biệt là các dịch vụ gắn với không gian sông Hương, sông Ngự Hà trong tổng thể liên hoàn với Đại nội, Kim Long, Nguyệt Biều, cồn Hến, Dã Viên…Tuy nhiên, cho đến nay, hầu như những gì mà quy hoạch đề xuất vẫn chỉ là ý tưởng.

Có tiểm năng lớn với các dòng sông bao bọc nhưng đến nay, vấn đề quy hoạch không gian này vẫn chưa được đặt ra một cách rốt ráo để định hình cái gì thì giữ nguyên, chỗ nào được phát triển, dịch vụ nào được hình thành, vị trí nào được xây dựng các công trình với độ cao bao nhiêu, kiến trúc như thế nào... Đó là cơ sở để thu hút đầu tư một cách hợp lý, bền vững trên tinh thần công khai, minh bạch. Và nếu như vấn đề qui hoạch đã được tiến hành sớm, nghiêm túc thì chắc chắn đã không có những lùm xùm, tai tiếng như đã từng xẩy ra với các dự án du lịch ở đồi Vọng Cảnh, cồn Hến, Dã Viên và mới đây là ở bờ sông An Cựu.

Cũng chính vì vậy, người dân đang đặt kỳ vọng không nhỏ về việc T.P Huế sẽ tận dụng cơ hội từ gói qui hoạch đôi bờ sông Hương với số tiền lên đến 6 triệu USD do KOICA (Hàn Quốc) tài trợ như thế nào để tạo bước đột phá cho Cố đô Huế từ dòng sông di sản này trong nay mai?

Số tiền 6 triệu USD (tương đương 126 tỷ đồng) nói trên được Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) viện trợ không hoàn lại để UBND TP Huế thực hiện dự án “Quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương và dự án thí điểm”. Được thực hiện từ nay cho đến 2017, mục tiêu mà dự án hướng tới là thiết lập quy hoạch chi tiết hai bờ sông Hương phù hợp với sự phát triển của đô thị Huế, mang tính bền vững của thành phố văn hóa và du lịch…Theo đó, dự án sẽ thực hiện quy hoạch chi tiết với chiều dài khoảng 16 km, bắt đầu từ ngã ba Bằng Lãng đến hạ nguồn khu vực Phú Mậu (Phú Vang). Phạm vi mỗi bờ khoảng 100m. Trong đó, tập trung quy hoạch chi tiết theo hướng phát triển từng khu vực hạ du, khu trung tâm TP Huế và vùng thượng du, nhằm cải tạo, xây dựng mới các công trình, gắn kết cảnh quan, phát triển các khu du lịch ven sông, nhưng phải đảm bảo các yếu tố thân thiện với môi trường…Trong khuôn khổ dự án, UBND T.P Huế vừa tổ chức hội thảo tranh thủ các ý kiến góp ý, phản biện của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, kiến trúc sư …nhằm bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch.

Nói về cơ hội, ông NGuyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND TP Huế lưu ý hai chuyện. Thứ nhất, sông Hương có vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt trong hệ thống cảnh quan-đô thị Huế. Thứ hai việc thực hiện tốt nhiệm vụ quy hoạch, xây dựng sông Hương trở thành trục cảnh quan đẹp là biểu tượng cho tình cảm tốt đẹp giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Điều đó cũng đồng nghĩa với trách nhiệm lớn, đòi hỏi những người trực tiếp nhận sứ mệnh hoàn thành dự án phải có tầm nhìn và tâm huyết.

Kim Linh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lễ Phát động thi đua kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam

Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, ngay sau Hội nghị tổng kết hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 – 6/1/2026).

Lễ Phát động thi đua kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam
Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Một trong những giải pháp quan trọng mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) để ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) ngay từ sớm, từ xa, tránh bị động...

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
Ngày 29/3/1954: Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ

Hơn mười ngày lao động và chiến đấu gian khổ sau đợt tiến công thứ nhất, trận địa tiến công và bao vây của ta đã cơ bản hoàn thành. Trên một trăm kilômét đường hào cùng với hàng vạn hầm hố bao kín trận địa trung tâm của địch. Ta chính thức chấp nhận sự thách thức từ lâu của kẻ thù, chấp nhận một trận đánh "mặt đối mặt".

Ngày 29 3 1954 Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi thư cho cán bộ và chiến sĩ trước đợt tấn công vào khu Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân

Ngày 28/3, ông Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp dân tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. Cùng dự buổi tiếp dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, TX. Hương Trà, lãnh đạo phường Hương Xuân và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Return to top