Thế giới

Tấn công khủng bố tăng mạnh trong năm 2014

ClockThứ Bảy, 20/06/2015 07:51
TTH.VN - Theo BBC sáng nay (20/6), số lượng các cuộc tấn công khủng bố trên toàn thế giới đã tăng 35% trong năm 2014 so với năm trước, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Trong báo cáo thường niên về chủ nghĩa khủng bố, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ, số lượng người thiệt mạng đã tăng 81% trong năm 2014, lên gần 33.000 người, và nói rằng sự gia tăng mạnh này phần lớn là do các nhóm như Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Boko Haram ở Nigeria gây ra. Trong khi đó, các cuộc tấn công ở Pakistan, Philippines, Nepal và Nga đã giảm xuống.


Cuộc chiến ở Syria góp phần thêm vào các cuộc tấn công khủng bố - Ảnh: Getty Images.

Al-Qaeda phần lớn đã bị phân mảnh trong năm 2014, nhưng các chính phủ thất bại ở các nước như Yemen, Syria, Libya, Nigeria và Iraq đã kích hoạt sự phát triển của chủ nghĩa cực đoan. So với các năm trước thì trong năm 2014, các nhóm khủng bố sử dụng nhiều hình thức tấn công nguy hiểm hơn. Boko Haram, nhóm hoạt động ở miền bắc Nigeria, bắc Cameroon và đông nam Niger, đã sử dụng ném đá, tấn công giết người hàng loạt và bắt cóc trẻ em.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao tin rằng, Nghị quyết 2178 của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc được xem là một "bước tiến lớn" trong nỗ lực ngăn chặn khủng bố từ việc du lịch đến và đi từ các vùng xung đột.

Điều phối viên các cơ quan chống khủng bố cho Đại sứ Tina Kaidanow cho biết, những con số trong báo cáo riêng, được biên soạn bởi trường Đại học Maryland, Mỹ không vẽ ra một bức tranh chính xác về tình trạng của chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Bà Kaidanow nói rằng, Mỹ "vô cùng lo ngại" ISIS và các chi nhánh của nó, cùng với các nhóm khủng bố nước ngoài đang làm trầm trọng thêm tình trạng bạo lực ở Trung Đông.

Cuộc nội chiến tại Syria cũng thúc đẩy nhiều sự kiện khủng bố trên toàn thế giới. Báo cáo lưu ý rằng, hơn 16.000 chiến binh khủng bố nước ngoài từ hơn 90 quốc gia đã tới Syria trong năm 2014.

"Chúng ta không thể dự đoán chính xác viễn cảnh một thập kỷ nữa, hay thậm chí chỉ trong một năm nữa trông sẽ như thế nào", bà Kaidanow nói. "Nhưng chúng tôi rất tin tưởng rằng, chúng tôi có thể bảo vệ lợi ích của đất nước và người dân Mỹ về lâu dài một cách tốt nhất bằng cách gắn kết với các hoạt động ngoại giao mạnh mẽ, thúc đẩy các cách tiếp cận dựa trên tổng thể và các quy tắc của pháp luật để chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan bạo lực."

 

Bảo Nghi (lược dịch từ BBC & USNews)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top