ClockThứ Sáu, 13/07/2018 08:54

Tận dụng cơ hội cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

TTH - “Tầm nhìn và chiến lược phát triển đột phá trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng công nghiệp 4.0)” là diễn đàn cấp cao do Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì tổ chức trong 2 ngày 12-13/7. Đây là sự kiện có tầm quốc tế, thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Năm 2020, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đạt tăng trưởng 18%/nămMuốn phát triển vùng, phải đảo ngược tư duyTổng kết 15 năm Pháp lệnh Động viên công nghiệp

Theo ban tổ chức, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên quy mô toàn cầu và tác động trực tiếp tới nền kinh tế Việt Nam. Đây là cuộc cách mạng sẽ làm thay đổi căn bản nền sản xuất, từng bước vẽ lại bản đồ kinh tế. Trong xu hướng này, doanh nghiệp nếu không bắt “đúng nhịp” sẽ bị tụt hậu, thậm chí bị đào thải khỏi thị trường.

Với Thừa Thiên Huế, theo báo cáo thẩm tra về tình hình phát triển kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm 2018 của Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh, việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế- xã hội tăng trưởng còn thấp (GRDP tăng 6,12% so với cùng kỳ, thấp hơn kế hoạch đề ra cả năm là 7,5-8%). Tăng trưởng kinh tế của tỉnh chưa thật bền vững, vẫn dựa vào một số sản phẩm chủ lực như bia, điện, xi măng, dệt may…, đặt ra nhiều thách thức trong phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Trước tiên, nền kinh tế của tỉnh phát triển dựa vào một số sản phẩm công nghiệp chủ lực dẫn đến nguy cơ dễ bị tổn thương khi gặp biến động bất thường. Bài học từ các nước dựa chủ yếu vào xuất khẩu dầu mỏ là điều dễ thấy. Khi giá dầu mỏ thế giới xuống mức thấp, các nước này hầu như rơi vào khủng hoảng.

Đi sâu vào phân tích các ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, chúng ta thấy chủ yếu là các ngành phát triển dựa trên lợi thế tài nguyên và sử dụng nhiều nhân lực. Trong khi đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với bước phát triển mới ở trình độ cao hơn của kinh tế tri thức. Trí tuệ nhân tạo, số hóa, thông minh hóa các thiết bị, và sự hội tụ, dung hợp nhiều công nghệ, cũng như sự kết nối, tương tác giữa chúng trên các lĩnh vực với quy mô rộng lớn. Không những thế, các khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông được kết nối với nhau nhờ internet nên chi phí quản lý, thiết kế cũng được giảm đáng kể. Như vậy, lợi thế về nhân công giá thấp sẽ không còn và nguồn tài nguyên không phải là vô tận thì việc phát triển sẽ càng gặp nhiều khó khăn.

Trước thách thức của cuộc cách mạng 4.0, Chính phủ luôn chú trọng tới việc tận dụng cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp số, tập trung xây dựng và phát triển nền kinh tế số và công nghiệp thông minh, coi đây là trọng tâm, cốt lõi của tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Tuy nhiên, việc tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vẫn còn khá nhiều lúng túng, không biết làm từ đâu, nguồn lực từ đâu ra…

Với thực tế của Thừa Thiên Huế, trong khi nguồn lực kinh tế hạn hẹp, các doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ; trình độ quản lý, công nghệ lạc hậu  một vài thế hệ so với thế giới, việc tiếp cận công nghiệp 4.0 sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có một số lợi thế nếu được khai thác hiệu quả vẫn có thể tận dụng được những cơ hội cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mạng lại. Đó là tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực gắn với nhu cầu sử dụng của thị trường;  đẩy mạnh hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, khuyến khích đổi mới sáng tạo, phát triển các công nghệ mới.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) là nền tảng, mở ra rất nhiều dư địa để thu hút đầu tư. Từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, cùng với chiến lược hoàn thiện hạ tầng trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy “miền đất lành” để đầu tư, phát triển.

Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh
Tạo chuyển biến về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng

Ngày 1/4, Đảng ủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XII, 2 năm thực hiện Nghị quyết số 847-NQ/QUTW của Quân uỷ Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới (2021-2023).

Tạo chuyển biến về tu dưỡng, rèn luyện, nâng cao đạo đức cách mạng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top