ClockThứ Năm, 23/05/2019 09:09

Tần tảo

TTH - Ghé quán cháo bên đường của chị khi trời đã nhá nhem. Ráng chờ thêm khách vét khi nồi cháo đã cạn, chị tranh thủ thu vén bàn ghế, chén bát cho cữ cháo hôm sau.

Mẹ, và bạn!Những “bóng hồng” tần tảo mưu sinh

- Răng thấy chị quen quen...

Từ lời bắt chuyện của chị, chuyện cứ dài mãi, cho đến khi tối mịt vẫn chưa dứt.

Là chuyện hơn mười năm trước, chị bán rau muống ở chợ Bến Ngự. “Hồi nớ cực dễ sợ. Con dại, chồng thì vụng về, tui nách rổ rau bạ đâu ngồi đó. Bị đuổi chỗ ni thì chạy chỗ khác. Cực lắm, tủi phận lắm nhưng không bán thì lấy chi nuôi con”.  Chị thủ thỉ, như đang lần giở những trang hồi ký đời mình.

Khen căn nhà trông khang trang, chị bảo: Đó là công trình hơn 20 năm của chị. “Hồi trước, miếng đất ni sâu lút ngực. Tui đi lượm từng viên đá, gánh từng gánh đất bồi lên. Đổ hoài rồi nó cũng đầy. Rồi tui dành dụm làm trước cái móng. Mấy năm sau xây tường. Mấy năm sau nữa  tô trát, lợp. Rồi cũng có cái nhà để ở - chị bộc bạch - Thấy tui làm suốt ngày suốt đêm, ai cũng nói răng không bắt chồng làm. Không làm cái ni thì phải làm cái khác chớ. Nhưng tui cứ ngậm thinh, nghĩ thôi trời cho chi lấy nấy, biết răng mà đòi hỏi”.

Đến khi ở chợ, người ta không cho hàng rong bạ bán nữa thì chị liều mở quán cháo. “Ai cũng nói, cái chỗ khuất nẻo ri, bán ai ăn. Rứa mà chỉ sau chục ngày đã đông khách. Nhờ trời thương”, chị đúc kết về cái quán cháo nhỏ của mình đúng là bây giờ đã có tiếng, dù chẳng có biển hiệu.

Nói về  nghề mới mà nhờ nó, chị không còn vất vả như thời lội ruộng cắt từng cọng rau muống;  nói về tổ ấm của mình với hai con nhỏ ngoan ngoãn, chị luôn bảo: Nhờ trời thương.

Có lẽ đó là niềm tin của chị. Nhưng với tôi, tổ ấm mà chị có được hôm nay là từ sự tần tảo, chịu khó của chị. Người phụ nữ bé nhỏ ấy đã một mình xây nhà, rồi xây tổ ấm....

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cần suy nghĩ thấu đáo cho con

Nhận điện thoại của em gái, là giáo viên của một trường tiểu học; giọng em có vẻ gấp gáp, hốt hoảng, nhờ tôi tư vấn (vì trước đây tôi từng có thời gian công tác trong ngành tòa án).

Cần suy nghĩ thấu đáo cho con
Tỷ lệ kết hôn ở Hàn Quốc tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ

Theo dữ liệu vừa được công bố ngày 19/3 của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc, số lượng các cặp đôi kết hôn ở nước này trong năm 2023 đã tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, do nhu cầu bị dồn nén từ các cặp vợ chồng đã trì hoãn đám cưới trong thời kỳ đại dịch. Tuy nhiên, dữ liệu không cho thấy đây là sự phục hồi bền vững trong một xã hội đang già đi nhanh chóng như Hàn Quốc.

Tỷ lệ kết hôn ở Hàn Quốc tăng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Return to top