Thế giới

Tân Thủ tướng Úc thúc giục Bắc Kinh làm dịu căng thẳng ở Biển Đông

ClockThứ Ba, 22/09/2015 14:49
TTH.VN -  AFP sáng nay (22/9) vừa đưa tin, tân Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull khuyên Trung Quốc nên giảm bớt việc xây dựng các đảo trái phép ở Biển Đông nếu muốn Mỹ giảm sự hiện diện của trong khu vực.


Tân Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull. Ảnh: AFP

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền ở gần như toàn bộ vùng biển này và trong năm qua đã chuyển các bãi đá ngầm thành các rạn đảo nhân tạo, xây dựng các cơ sở quân sự trên đó, làm dấy lên mối lo ngại trong khu vực và những cảnh báo từ Washington.

"Rõ ràng đang có một số căng thẳng về các đảo ở Biển Đông, các rạn đảo mà tôi nên nói là các bãi cát ngầm," tân Thủ tướng Turnbull nói với hãng truyền thông ABC vào cuối ngày hôm qua (21/9).

"Lời khuyên thẳng thắn cho Trung Quốc vì chính lợi ích của nước này là không nên thúc đẩy bành trướng ở đó," Thủ tướng Turnbull cho biết trong một cuộc phỏng vấn -  một tuần sau khi ông lên nắm quyền trong một cuộc đảo chính nội bộ của đảng Tự do.

"Những gì chúng ta cần là phải đảm bảo rằng, là sự trổi dậy của Trung Quốc không làm ảnh hưởng đến an ninh và sự hài hòa tương đối của khu vực khi mà chính sự thịnh vượng của Trung Quốc cũng phụ thuộc vào đó... Việc thúc đẩy bành trướng trong vùng Biển Đông rõ ràng sẽ mang lại hậu quả ngược với những gì mà Trung Quốc đang tìm kiếm."

Thủ tướng Turnbull cũng nhấn mạnh rằng, Úc muốn có "quan hệ tốt đẹp" với Trung Quốc, nhưng cho rằng chính sách ngoại giao ở Biển Đông của Bắc Kinh là "phản tác dụng".

"Bạn có thể nghĩ rằng những gì Trung Quốc mong muốn đạt được là tạo ra cảm giác đủ tin tưởng và niềm tin cho các nước láng giềng để những nước này không còn cảm thấy cần thiết phải có các hạm đội của Mỹ và cần đến sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên giờ đây, việc xây dựng đảo và tất cả các hoạt động trong vùng Biển Đông mà Trung Quốc thực hiện đã dẫn đến việc các nước nhỏ quanh khu vực càng xích lại gần Hoa Kỳ, thậm chí còn nhiều hơn so với trước đây."

Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có tuyên bố chủ quyền chồng lấn ở vùng biển này, trong đó có các tuyến đường hàng hải chiến lược và có thể nắm giữ các mỏ dầu và khí đốt.

Lầu Năm Góc cảnh báo rằng, các hoạt động của Trung Quốc đang làm thay đổi hiện trạng và cân nhắc việc gửi tàu chiến và máy bay giám sát trong vòng 12 hải lý của những hòn đảo nhân tạo mới.

Hồi tháng 8/2015, Bắc Kinh tuyên bố đã hoàn thành các công việc cải tạo đất, nhưng trong tuần qua, Washington cho rằng Trung Quốc có thể đang xây dựng đường băng thứ 3 tại khu vực này.

Tố Quyên (lược dịch từ AFP &Straitstimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top