ClockThứ Hai, 15/11/2021 14:27

Tăng cường giám sát chặt vòng ngoài và truy nguồn ổ dịch

TTH.VN - Cuộc họp trực tuyến toàn tỉnh về công tác phòng, chống dịch dịch COVID-19 diễn ra sáng 15/11. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương chủ trì cuộc họp tại điểm cầu trung tâm.

Bám sát cơ sở, ngăn chặn dịch lây lanHuy động tổng lực, “cắt đứt” nguồn lây trong cộng đồngNhận diện rõ bản đồ dịch tễ để có giải pháp phòng dịch phù hợpPhòng dịch COVID-19 ở các nhà máy

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu phát biểu chỉ đạo

Cách ly tất cả F1 tại nhà

Tính từ 28/4 đến nay, Thừa Thiên Huế ghi nhận 1.651 ca bệnh COVID-19. Riêng trong thời gian từ ngày 7 đến 14/11, 336 F0 được xác định; trong đó, có 198 F0 trong cộng đồng. Nhiều địa phương trở thành ổ dịch phức tạp, như: Vĩ Dạ, Thuận Lộc, Phú Hậu, Hương Vinh… Cùng với số lượng F0 tăng nhanh, toàn tỉnh hiện đang cách ly theo dõi 3.418 trường hợp F1, lớn nhất từ trước đến nay. Trong số này, có 1.114 trường hợp F1 đang được áp dụng cách ly tại nhà. Nhiều địa phương đã áp dụng biện pháp cách ly F1 tại nhà, bắt đầu từ ngày 7/11.

Trong cuộc họp sáng nay, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cũng nhấn mạnh, từ nay tất cả các đối tượng F1 sẽ được cách ly tại nhà. Chính quyền các địa phương phải có trách nhiệm giám sát chặt chẽ đối tượng này, vì đây là nhóm đối tượng tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch rất cao nếu người cách ly không nghiêm túc chấp hành các quy định phòng chống dịch.

Hiện nay, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh đã chuẩn bị các kịch bản ứng phó với tình huống Thừa Thiên Huế có khoảng 3.500 F0. Tuy nhiên, đến chừng mực nào đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh cũng sẽ triển khai việc điều trị F0 không triệu chứng tại nhà. Việc quản lý F1 tại nhà hiện nay là được xem là một quá trình tập duyệt cho việc điều trị F0 không triệu chứng tại nhà trong tương lai.

Truy nguồn các ổ dịch

Trong thời gian ngắn, Thừa Thiên Huế ghi nhận nhiều ổ dịch phức tạp. Tuy nhiên, với sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, đến thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh ở các ổ dịch cơ bản đã được kiểm soát.

Xác định tình hình dịch bệnh COVID-19 vẫn đang trên đà diễn biến phức tạp và khó lường, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh đã nêu rõ một số nội dung đề nghị các ngành và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 các cấp cần tập trung để thích nghi tốt hơn với trạng thái mới, gồm: Thống nhất và triển khai một cách chặt chẽ, nhanh chóng công tác tổ chức, chỉ đạo phòng chống dịch, có sự phân công phân nhiệm rõ ràng; phát huy vai trò của tổ phòng chống dịch cộng đồng và các cơ chế phối hợp giám sát giữa các lực lượng; chuyển đổi nhận thức về trạng thái phòng chống dịch “bình thường mới” một cách linh hoạt; kiểm tra và xử phạt các vi phạm phòng chống dịch.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh và quyết liệt hơn nữa công tác tuyên truyền, chủ động nâng cao năng lực phòng chống dịch cho từng người dân; chủ động các phương án vận hành tổ y tế lưu động; thành lập tổ truy vết qua mạng; cố gắng duy trì tỉ lệ tử vong thấp nhất có thể...

Khám sàng lọc trước tiêm vắc-xin cho người dân

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh quán triệt rõ quan điểm phòng chống dịch của tỉnh là tiếp tục tăng cường giám sát vòng ngoài - giải pháp kiểm soát nguồn lây cực kỳ quan trọng trong thời điểm hiện nay. Chính quyền các cấp phải giám sát chặt chẽ mọi đối tượng ngoại tỉnh về địa phương. Đồng thời nhấn mạnh, ngành y tế phải chủ trì việc tìm ra nguyên nhân của các ổ dịch, các nhóm lây nhiễm để rút kinh nghiệm, điều chỉnh, nâng tầm trách nhiệm... Đây cũng chính là giải pháp để Thừa Thiên Huế có biện pháp cụ thể kiểm soát tình hình dịch bệnh tốt hơn trong thời gian tới.

Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh, hiện nay chúng ta đang chuyển đổi tư duy, phương pháp, biện pháp, tổ chức thực hiện từ quản lý không COVID-19 sang quản lý rủi ro, giảm thiểu tử vong, thực hiện theo chủ trương của Chính phủ về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".

Theo đó, Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu tiếp tục nêu cao vai trò người đứng đầu cấp ủy các cấp, tập trung thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch. Đồng thời, đề nghị Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh tiếp tục đánh giá, dự báo tình hình và cập nhật thường xuyên để nâng cao khả năng kiểm soát tình hình dịch; rà soát lại toàn bộ quy trình phòng chống dịch, từ công nghệ thông tin, tầm soát dịch bệnh tại các điểm tập trung đông người. Chuẩn bị sẵn sàng phương án triển khai điều trị F0 không triệu chứng tại nhà; xây dựng kịch bản từ thấp đến cao về các nội dung: phong tỏa, tổ chức cách ly, chuẩn bị bệnh viện dã chiến..., có tình huống là áp dụng ngay, tránh lúng túng, chậm trễ. Đảm bảo kịp thời các gói hỗ trợ an sinh xã hội; tranh thủ các nguồn vắc-xin để ưu tiên phủ mũi 1, sau đó mới thực hiện nhắc lại mũi 2.

Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Return to top