ClockThứ Sáu, 22/10/2021 19:39

Tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm

TTH.VN - Chiều 22/10, Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế thảo luận ở tổ về: Tình hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH), quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020; việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2020 và thực hiện Nghị quyết số 68/2013/QH13 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT, tiến tới BHYT toàn dân trong 2 năm 2019-2020.

Hướng dẫn xác định đối tượng hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệpRút ngắn thời gian, đơn giản thủ tụcKhi lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội được tăng cườngTham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có những lợi ích nào?Nghị quyết 68/NĐ-CP: 'Đỡ gánh nặng' cho doanh nghiệp và người dânNhận lương hưu qua thẻ ATM: Tăng hiệu quả phòng dịchThêm nhiều quyền lợi về bảo hiểm xã hội từ 1/9/2021Chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội vào cùng một kỳ chi trảĐảm bảo an sinh xã hội cho người dân và doanh nghiệp

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu đề nghị tăng cường công tác giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu cho rằng, từ tháng 3/2021, chính phủ đã ban hành gần 70 văn bản về BHXH. Về cơ bản, các văn bản được ban hành kịp thời, bảo đảm tiến độ và chất lượng, đáp ứng công tác quản lý điều hành, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người lao động, người sử dụng lao động trong việc thụ hưởng chế độ, tiếp cận chính sách BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tuy nhiên, một số chính sách, quy định được ban hành nhưng chưa đi vào cuộc sống; nhiều vướng mắc, bất cập, hạn chế của Luật BHXH đã được chỉ ra nhưng chậm được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung.

Về công tác thanh tra, kiểm tra, đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng, việc chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính cả giai đoạn 2016-2020 còn vẫn ở mức thấp, mới thu hồi 25,2% của tổng số tiền phải thu hồi; tại một số ít địa phương, vẫn còn tình trạng chưa linh hoạt trong việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế việc lạm dụng, trục lợi quỹ.

Về tình hình thu BHXH, đại biểu cho rằng, số thu BHXH bắt buộc tăng 6,25% nhưng tốc độ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng thu của năm 2019. Mức lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc và BHTN tăng không đáng kể, thậm chí tỷ lệ tăng có xu hướng giảm so với giai đoạn trước. Tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện có xu hướng giảm nhanh.

Trong khi đó, số nợ, chậm đóng có thể tiếp tục gia tăng trong năm 2021 và những năm tiếp theo; cần tính toán về hệ quả pháp lý đối với chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất khi triển khai các gói hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 trong trường hợp doanh nghiệp không có khả năng đóng bù khi hết thời hạn tạm dừng đóng.

Các nội dung chi của Quỹ BHXH và Quỹ BHTN đều tăng về số người, số tiền so với năm 2019 và nằm trong xu thế tăng đều trong những năm qua. Do đó, đại biểu kiến nghị Quốc hội và các Đoàn ĐBQH tiếp tục tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH, BHTN. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành và các địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chính sách BHXH, có giải pháp hữu hiệu để hạn chế tối đa tình trạng không chấp hành hoặc chấp hành chưa đầy đủ pháp luật về BHXH.

Đại biểu Phạm Như Hiệp khẳng định, những năm gần đây ngành bảo hiểm đã có nhiều thành tựu. Đáng chú ý là tỉ lệ người dân tham gia đóng các loại bảo hiểm ngày càng tăng. Việc số hóa của ngành bảo hiểm phát triển rất mạnh; cơ sở dữ liệu y tế toàn dân quản lý tốt. Đặc biệt, tính ưu việt của BHYT là các chi phí cho bệnh nhân, nhất là chi trả cho bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo. Sự đồng hành của các bệnh viện với ngành bảo hiểm cũng là một điểm sáng.  

Đại biểu kiến nghị Chính phủ đẩy mạnh việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để kịp thời thể chế hóa các nghị quyết của Đảng, khắc phục các tồn tại hạn chế, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn để phát triển lĩnh vực an sinh xã hội. Chính phủ có giải pháp đồng bộ, quyết liệt trong việc phát triển đối tượng tham gia BHXH, nhất là lao động ở khu vực phi chính thức, nhóm tham gia BHXH tự nguyện; hạn chế hưởng BHXH một lần.

Bên cạnh đó, BHXH Việt Nam đẩy mạnh phát triển đối tượng tham gia BHXH; giải quyết, chi trả các chế độ BHXH, BHTN chính xác, kịp thời, thuận tiện nhất cho người thụ hưởng; tăng cường thanh tra chuyên ngành đóng BHXH; đẩy nhanh tiến độ thu hồi các khoản thanh toán chế độ không đúng quy định…

Tin, ảnh: Thái Sơn

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Hơn 780 đơn vị trốn đóng bảo hiểm xã hội

Theo danh sách từ Cục Thuế TP. Huế, trên địa bàn thành phố hiện có 781 đơn vị sử dụng lao động (SDLĐ) chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc cho gần 6.000 người lao động (NLĐ).

Hơn 780 đơn vị trốn đóng bảo hiểm xã hội
Nỗ lực trong chuyển đổi số

Qua 2 năm thực hiện Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử chuyển đổi số (CĐS) quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (2022- 2023), công tác CĐS của Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh đạt được những kết quả tích cực, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.

Nỗ lực trong chuyển đổi số

TIN MỚI

Return to top