ClockThứ Ba, 08/11/2016 16:13

Tăng cường quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm

TTH.VN - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghiêm các nhiệm vụ, giải pháp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn thực phẩm.

Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh khẩn trương tổng kết việc thí điểm thực hiện thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất cụ thể về việc này trong thời gian tới; phối hợp với UBND thành phố Hà Nội và UBND thành phố Hồ Chí Minh thực hiện việc mở rộng diện thí điểm tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Thông báo số 327/TB-VPCP ngày 13/10/2016 và 344/TB-VPCP ngày 23/10/2016 của Văn phòng Chính phủ.

Bộ Y tế nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ, trong đó có quy định đầy đủ, cụ thể trách nhiệm và phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm giữa các bộ, ngành, bảo đảm phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm theo hướng tăng mức phạt tiền bảo đảm có tính răn đe hơn; sớm ban hành Thông tư thay thế Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Tài chính chủ trì xử lý sớm vấn đề kinh phí cho công tác an toàn thực phẩm; phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu phương án bảo đảm kinh phí lâu dài, ổn định cho công tác an toàn thực phẩm theo tinh thần Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời nghiên cứu đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Thanh tra các bộ, ngành được để lại và sử dụng toàn bộ tiền phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, bố trí nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới để thực hiện chỉ tiêu về an toàn thực phẩm theo bộ tiêu chí mới về nông thôn mới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; bổ sung hướng dẫn về mức thu phí, lệ phí tổ chức xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo Thông tư 149/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Các Bộ: Công an, Quốc phòng, Công Thương, UBND các tỉnh có biên giới tăng cường kiểm tra kiểm soát ngăn chặn thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn.

Phó Thủ tướng giao các Bộ: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tăng cường tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ quản lý, bảm đảm an toàn thực phẩm.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Sắp xếp vị trí việc làm: Bảo đảm chính xác, hợp lý

Xây dựng đề án vị trí việc làm (VTVL) là cơ sở nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và thực hiện chính sách cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024. Hiện các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang hoàn thiện xây dựng danh mục VTVL, bản mô tả công việc và khung năng lực của VTVL để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Sắp xếp vị trí việc làm Bảo đảm chính xác, hợp lý
Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

Đây là thời điểm mà cả hệ thống chính trị trong tỉnh tăng tốc thực hiện công tác dân vận (DV), nhất là “DV khéo” để củng cố, tạo sự đồng thuận cao hơn nữa của người dân, hướng đến mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết (NQ) 54 của Bộ Chính trị.

Tăng cường công tác dân vận ở những nơi còn vướng mắc, khó khăn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top