ClockThứ Năm, 01/12/2016 13:50

Tăng cường truyền thông phòng chống HIV/AIDS

TTH - Nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (gọi tắt là HIV/AIDS) đang là một đại dịch nguy hiểm, một hiểm hoạ cho sức khoẻ, tính mạng con người trên thế giới vào những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21.

 Đại dịch AIDS còn gây ra hậu quả trầm trọng về kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia và tương lai nòi giống các dân tộc. Vì vậy, ngày 1/12/1987, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã thông qua chương trình phòng chống AIDS toàn cầu và lấy ngày 1/12 hằng năm làm “Ngày thế giới phòng chống HIV/AIDS”. Đây là một sự kiện Quốc tế nhằm mở rộng và tăng cường các nỗ lực của nhân loại để chặn đứng sự lan tràn của HIV/AIDS. Mục tiêu của nó là mở rộng các kênh truyền thông, xúc tiến việc trao đổi thông tin và kinh nghiệm, dần dần tạo ra một tinh thần bao dung của toàn xã hội. Ngày thế giới phòng chống AIDS tạo ra cơ hội để thảo luận nhằm nâng cao  hiểu biết về căn bệnh HIV/AIDS, tìm giải pháp để ngăn chặn nó, đó là cơ hội thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của cộng đồng xã hội với những người nhiễm HIV/AIDS.

Kể từ khi hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS) được báo cáo lần đầu tiên vào năm 1981, cho tới thời điểm hiện tại theo báo cáo của WHO trên thế giới đã có 35 triệu người nhiễm HIV và 1,5 triệu người chết do AIDS, 119 quốc gia báo cáo có khoảng 95 triệu người đã xét nghiệm HIV. Trong 6 tháng đầu năm ở nước ta phát hiện mới 3.684 người nhiễm HIV, chuyển sang giai đoạn AIDS 2.366 người, số người tử vong 862 người. Hiện cả nước có 22.225 người đang nhiễm HIV, 85.753 người giai đoạn AIDS và đã có 89.210 người nhiễm HIV tử vong.

Ở Thừa Thiên Huế, đến nay đã có 110/152 xã phường có người nhiễm HIV. Mười tháng đầu năm 2016, có 67 trường hợp nhiễm mới. Theo số liệu thống kê, đến thời điểm này, toàn tỉnh có 304 người nhiễm HIV còn sống.

Ở Việt Nam, kể từ khi phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên vào tháng 11/1990, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo công tác phòng chống AIDS. Ngày 11/9/1995, Ban chấp hành Trung ương Đảng có Chỉ thị 52/CT-TW “Về lãnh đạo công tác phòng chống AIDS”; tiếp đến ngày 30/11/2005, Ban Bí thư (khóa IX) đã ra Chỉ thị số 54-CT/TW về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”; năm 2003, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh phòng chống nhiễm HIV/AIDS; ngày 21/6/2006, Quốc hội biểu quyết và thông qua Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS). Ngày 22/5/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg “về tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS”, coi phòng chống AIDS là một trong những chương trình quốc gia ưu tiên và đã có nhiều văn bản chỉ đạo công tác này. Các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội cùng nhân dân cả nước đã tham gia tích cực công tác phòng chống AIDS và đã  đạt được nhiều kết quả trong công tác thông tin – giáo dục – truyền thông; đảm bảo an toàn trong truyền máu và các dịch vụ y tế, tổ chức công tác giám sát trọng điểm, phát hiện chăm sóc, tư vấn điều trị bệnh nhân AIDS trong cộng đồng. Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS đã không ngừng mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong các chương trình phòng chống AIDS.

Về nhiệm vụ công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2016 và giai đoạn 2016-2020, với quan điểm lấy phòng là chính, hướng về cơ sở, dựa vào cộng đồng, các bộ, ngành, địa phương trong cả nước tiếp tục tăng cường công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ các dịch vụ kinh doanh dễ bị lợi dụng để sử dụng các loại tiền chất, thuốc gây nghiện ma túy, sản phẩm độc hại, đồi trụy, lợi dụng du lịch tổ chức hoạt động mại dâm.

Thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy và Chương trình hành động của UBND tỉnh,  năm 2016, tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung đẩy mạnh tuyên truyền  trên các phương tiện thông tin đại chúng, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS; tiếp tục tăng cường giám sát  HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV; hỗ trợ điều trị HIV và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con; tăng cường năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS... Tỉnh  chú trọng thực hiện cam kết của Việt Nam với Liên Hợp Quốc, trong đó có mục tiêu 90% số người nhiễm biết được tình trạng nhiễm HIV của bản thân. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh đã và đang huy động các ban ngành đoàn thể, các thành phần trong xã hội tăng cường vận động truyền thông kịp thời các trường hợp nghi ngờ nhiễm HIV hoặc những người có nguy cơ cao được tiếp cận các cơ sở y tế trên địa bàn để xét nghiệm HIV, góp phần vì sức khỏe cộng đồng.

PHAN CÔNG TUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nuôi chó thả rông - hiểm họa khôn lường

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện bệnh dại trên người, nhưng cả nước đã ghi nhận 23 ca tử vong do bệnh dại ở 22 tỉnh, tăng 13 ca so với cùng kỳ năm trước và gần 70 ngàn người bị động vật cắn phải điều trị dự phòng bệnh dại (tăng 11% so với cùng kỳ năm trước).

Nuôi chó thả rông - hiểm họa khôn lường
Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân

Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, coi nghề y là nghề đặc biệt. Đây là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề cập. Tư tưởng đó phản ánh chiều sâu nhân văn của chế độ XHCN, dễ hiểu, dễ làm theo.

Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân
WHO: Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì

Theo ước tính cập nhật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, hơn 1 tỷ người trên toàn cầu - tương đương với 1/8 tổng dân số thế giới, hiện được coi là béo phì - một tình trạng liên quan đến nguy cơ gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

WHO Hơn 1 tỷ người trên thế giới đang bị béo phì
Cảnh báo: Nhựa vẫn đang "hiện diện rộng rãi" trong thực phẩm

Theo nghiên cứu mới của Consumer Reports, phthalates và bisphenol - hai thành phần nhựa có liên quan đến nhiều nguy cơ sức khỏe khác nhau như tiểu đường và rối loạn nội tiết tố - vẫn đang hiện diện rộng rãi trong các mặt hàng chủ lực của siêu thị và thức ăn nhanh, bất kể bao bì và thành phần của chúng, cũng như có chứng nhận hữu cơ hay không.

Cảnh báo Nhựa vẫn đang hiện diện rộng rãi trong thực phẩm

TIN MỚI

Return to top