ClockThứ Ba, 20/02/2018 08:18

Tăng GDP bình quân đầu người

TTH - Nền kinh tế Thừa Thiên Huế đang chuyển dịch mạnh hướng vào các lĩnh vực tạo ra giá trị gia tăng cao hơn là điều chúng ta nhận biết rất rõ. Năm 2017, lĩnh vực công nghiệp tăng hơn 13,51%; lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng có mức tăng trưởng khá. Như du lịch, tăng gần 16% so với cùng kỳ về lượng khách. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng hơn 9%...

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giải trình về số liệu GDP “thần kỳ““GDP quý 3 tăng 7,46%, lạm phát cả năm sẽ dưới mức chỉ tiêu”Chính phủ: Tăng trưởng GDP 2017 sẽ đạt mục tiêu 6,7%WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2017 đạt 6,3%Kinh tế Việt Nam tiếp tục đà phục hồi, nhưng khó đạt mục tiêu GDP 6,7%Chi ngân sách trên GDP của Việt Nam vẫn dẫn đầu khu vực suốt nhiều năm

Dệt may đang tạo ra hàng ngàn việc làm cho Thừa Thiên Huế. (Ảnh chụp tại KCN Phú Bài)

Bất kỳ nền kinh tế nào muốn phát triển cũng đều dựa vào hai nền tảng này. Vì nó tạo ra giá trị lớn, tạo công ăn việc làm nhiều, giá trị gia tăng cao. Những yếu tố này sẽ tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Xét ở mặt nào đó, chúng ta yên tâm với sự chuyển dịch của nền kinh tế theo hai hướng như nêu trên. Tuy nhiên, để đưa nền kinh tế đi xa hơn, phát triển mạnh hơn, có lẽ còn nhiều việc phải tính.

Điều đầu tiên nhận thấy là nền kinh tế của tỉnh hướng vào sản xuất vẫn chưa cao. Sản xuất mạnh nhất hiện nay là vật liệu xây dựng, điện, bia, và nhóm hàng gỗ, một ít mặt hàng thủy sản. Chưa nói đến giá trị gia tăng tạo ra cao hay thấp nhưng về thị trường, những mặt hàng này ngày càng bị cạnh tranh gay gắt. Và như vậy, nó rất dễ bị tổn thương. Một khi bị tổn thương thì ảnh hưởng đến sự bền vững của nguồn thu ngân sách. Và sẽ kéo theo những khó khăn trong mục tiêu đầu tư.

Như mặt hàng bia. Đây là mặt hàng đóng góp nhiều nhất vào ngân sách của tỉnh trong những năm qua và cả hiện nay, nhưng sản lượng  thời gian gần đây giảm thấy rõ do sự cạnh tranh gay gắt của nhiều thương hiệu khác. Năm 2017 giảm 10%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đóng góp vào ngân sách của tỉnh giảm. Bia là mặt hàng không thiết yếu. Ở các nước phát triển, đây là mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng và bị đánh thuế rất cao. Nước ta thì chưa áp dụng chính sách này, có lẽ vì do tỷ trọng đóng góp ngân sách cao của nó. Tuy nhiên, do những tác hại gây ra đối với xã hội nên xu hướng xây dựng chính sách của Nhà nước để ngày càng hạn chế tiêu dùng và thắt chặt là điều không sớm thì muộn cũng phải thực hiện.

Giá trị công nghiệp tạo ra nhiều nhất là các mặt hàng gia công, trong đó ngành hàng dệt may đứng đầu danh mục. Hiện nay ngành dệt may có hai đóng góp nổi trội vào nền kinh tế, nhất là giải quyết công ăn việc làm. Với khoảng 50 nhà máy đang hoạt động trên địa bàn, hàng chục ngàn việc làm được tạo ra, nhất là khu vực nông thôn. Đóng góp thứ hai là góp phần đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2017 ước đạt 800 triệu USD, tăng 12,12%, trong đó các mặt hàng: xơ, sợi dệt các loại, hàng may mặc chiếm một tỷ trọng lớn. Đương nhiên, các nguyên phụ liệu cho ngành dệt may chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài nên nó cũng góp phần đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng lên, đạt 522 triệu USD. Dù sao, giá trị xuất khẩu ròng của tỉnh ta vẫn đạt hơn 238 triệu USD.

Kinh tế Việt Nam nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng, trong điều kiện mặt bằng phát triển ở các lĩnh vực chưa mạnh thì ngành dệt may phát triển đã tạo ra hai giá trị như nói trên là rất đáng mừng. Tất nhiên không phải nó không hàm chứa những rủi ro, xét về lâu dài. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và nhiều chuyên gia kinh tế gần đây đã từng cảnh báo, với cuộc cách mạng công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, tương lai sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhiều ngành, mà những ngành thâm dụng lao động như dệt may sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây cũng là một lời cảnh báo chúng ta không thể xem thường.

Một tác động không tích cực khác đó là, nếu công nghệ của ngành dệt may của chúng ta thuộc thế hệ trung bình, lạc hậu, và không kiểm soát tốt việc tác động đến môi trường thì khả năng ô nhiễm môi trường rất cao, nhất là ngành sợi và nhuộm. Điều này không phải võ đoán, bởi với sự kiểm soát thiếu chặt chẽ, ô nhiễm môi trường do ngành này đã xảy ra nghiêm trọng ở nhiều nơi. Các nước phát triển “nóng” về dệt may như Trung Quốc, Campuchia đều đã diễn ra tình trạng này.

 Nhìn về mảng kinh tế nông nghiệp (Nông - Lâm - Ngư) và khu vực nông thôn, chúng ta thấy cũng có những tín hiệu vui… Trong tổng sản phẩm nội địa (RGDP), giá trị ở lĩnh vực này tạo ra không cao nhưng nó rất có ý nghĩa đối với một tỉnh mà khu vực nông thôn còn rộng lớn và tỷ lệ dân số sống ở khu vực này còn cao.

 Nhìn nhận cụ thể vào từng mặt hàng, nhiều sản phẩm nông nghiệp tuy có giá trị kinh tế cao nhưng quy mô không lớn. Những mặt hàng này đang đi theo hướng xây dựng các thương hiệu hàng hóa địa phương, để đẩy mạnh tiêu thụ nội địa. Ví dụ như dầu tràm Lộc Thủy; thanh trà Thủy Biều, Phong Thu, Hương Vân; đan lát Bao La; nấm Phú Lương; trà vả Lộc Mai, trà rau má Quảng Thọ; một số đặc sản bánh kẹo và các loại mắm Huế…

 Theo người viết, có hai lĩnh vực Huế có thế mạnh và có thể thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn được, là mặt hàng thủy sản và trồng rừng cùng các sản phẩm về gỗ. Với bờ biển 128km chạy suốt chiều dài của tỉnh và một vùng đầm phá rộng 22.000 ha, chúng ta có thể phát triển mạnh nghề nuôi tôm. Nhưng muốn phát triển bền vững và hiệu quả thì nhất thiết phải làm ở quy mô công nghiệp. Hết sức tránh cách làm quy mô hộ gia đình, đơn lẻ như hiện tại bởi nó chứa đựng nhiều rủi ro và gây ô nhiễm môi trường. Có như thế mới thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến thủy sản phát triển.

 Một thế mạnh nữa của tỉnh là trồng rừng. Hiện toàn tỉnh có đến 61.000 ha rừng trồng. Và có khoảng 3.000 ha tham gia vào chuỗi phát triển rừng trồng gỗ lớn, với giá trị kinh tế tăng hơn khoảng 20% so với rừng trồng bình thường. Khi đã hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ thì nó sẽ phát triển ổn định và bền vững. Chuỗi liên kết này cần được tổng kết, phân tích, đánh giá để rút ra một bài học áp dụng cho những lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác.

Khu vực nông thôn là một vùng đất đai rộng lớn và dân cư đông, thu nhập còn thấp. Cùng với công nghiệp - dịch vụ cần chú trọng phát triển có hiệu quả khu vực này thì mới có thể kéo GDP bình quân đầu người của tỉnh lên cao nhanh được.

Bài: Lê Phương - Ảnh: Văn Đình Huy

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top