ClockThứ Tư, 07/02/2018 09:54

Tăng & giảm

TTH - Theo kết quả điều tra kinh tế vừa được công bố thì trên địa bàn tỉnh có 88 ngàn đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp (thời điểm tính từ 1/7/2012 - 1/7/2017).

So với cùng mốc thời gian 5 năm của cuộc điều tra trước (2007 - 2012), tỷ lệ tăng là 17,07% - tương đương với con số 12.816 đơn vị. Mức tăng bình quân cũng thay đổi từ 2,80% lên 3,20%. 259,45 ngàn người là số lượng lao động trong các đơn vị và tỷ lệ này cũng tăng 11,82% (tương đương 27,42 ngàn người).

Con số này thoạt tiên có thể làm chúng ta thấy choáng. Nhưng con số cụ thể lại cho thấy những khả quan khác. Ít nhất thì tốc độ tăng bình quân về số lượng lao động hàng năm cũng đã từ 4,05% của 2012 về 2,26% của năm 2017.

Trong tổng thể các đơn vị kinh tế, hành chính, sự nghiệp thì số cơ sở doanh nghiệp lại có chiều hướng tích cực hơn. Điều này thể hiện ở các con số 4.321 doanh nghiệp hiện có tính đến 31/12/2016. Tỷ lệ tăng là 8,16% (326 đơn vị) so với 2012. Mặt khác, dù tỷ trọng của các cơ sở này chỉ chiếm vào khoảng 4,92% nhưng khối này lại thu hút đến 90,48 ngàn lao động, chiếm khoảng 34,87% tổng số lao động. Mức tăng 1,58% số lượng doanh  nghiệp và 2% về lao động trong khoảng thời gian từ 2011-2016 có thể sẽ mang đến cảm quan khác trong so sánh.

Mặc dù chiếm 92,18% về số lượng đơn vị, với tổng số khoảng 81 ngàn cơ sở, 120 ngàn lao động số cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể tính đến thời điểm tổng điều tra cũng mới chỉ giải quyết được 46,27% trong tất cả các đơn vị kinh tế, hành chính và sự nghiệp. Thông tin tốt ở đây là mức tăng bình quân hàng năm về số cơ sở và lao động cao hơn của thời kỳ điều tra trước (3,44% và 3,88% so với 2,38% và 2,43%). Mặt khác, số cơ sở kinh doanh cá thể này cũng tăng 20,94% so với 2012.

Điểm cộng đáng ghi nhận ở đây là việc giảm về đơn vị cũng như số lao động ở khối hành chính, sự nghiệp với tỷ lệ giảm là 5,29% và 4,05% (về vấn đề này, Báo Thừa Thiên Huế số 7203 đã có bài "Đã thấy phép trừ" ra ngày 5/2).

Nhìn trên tổng thể chung của các con số, có thể nhận thấy những dịch chuyển tích cực ở hầu khắp các đơn vị kinh tế, hành chính và sự nghiệp. Việc tăng, hay giảm đều theo một chiều hướng phát triển. Cái thì lớn hơn, mạnh thêm; cái thì gọn lại.

Tất nhiên, các con số này mặt khác cũng cho thấy chúng ta còn chưa phải là đơn vị mạnh trong phát triển kinh tế. Việc tăng số lượng người lao động tốt về mặt an sinh xã hội nhưng mặt khác cũng mang đến một cái nhìn khác về sự ứng dụng của khoa học công nghệ vào sản xuất. Bên cạnh đó là sự nhỏ lẻ, nhiều nhưng chưa mạnh và chưa thật sự là nguồn lực và góp phần tạo ra động lực tốt ở khu vực sản xuất kinh doanh cá thể.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

VPI dự báo giá xăng tăng trên 2% trong kỳ điều hành ngày 21/3

Mô hình dự báo giá xăng dầu ứng dụng Machine Learning của Viện Dầu khí Việt Nam (VPI) cho thấy, tại kỳ điều hành ngày 21/3, giá bán lẻ xăng dầu dự báo sẽ tăng từ 0,7 - 3,8% và Liên bộ Tài chính - Công Thương có thể sẽ tiếp tục trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với dầu mazut.

VPI dự báo giá xăng tăng trên 2 trong kỳ điều hành ngày 21 3
Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp

Tạp chí Bloomberg ngày 12/3 trích dẫn một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận Giao thông & Môi trường (T&E) cho hay, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới đều không đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, nhằm làm giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp
Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang lo ngại về thị trường tour nội địa, khi trần giá vé máy bay nội địa điều chỉnh tăng từ ngày 1/3/2024. Nỗi lo lớn nhất là lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch và doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc “ôm” vé giá rẻ như mọi năm.

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa
Return to top