ClockThứ Tư, 28/03/2018 22:45

Tăng hiệu quả quản lý, sử dụng vốn tại doanh nghiệp

TTH - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh vừa hoàn thành đợt giám sát về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016 trên địa bàn tỉnh.

Chuẩn bị giám sát vốn, tài sản ở một loạt Tập đoàn lớn của Nhà nước: Viettel, EVN, PVN...Thủ tướng: Không dùng vốn vay từ các nhà tài trợ cho lĩnh vực mà tư nhân có thể đầu tưSử dụng hiệu quả ngân sách đầu tư côngPhó Thủ tướng Phạm Bình Minh chủ trì cuộc họp về sử dụng vốn ODACơ chế tài chính thí điểm các dự án sử dụng vốn ODA ngành y tế

Mặc dầu có nhiều chuyển biến sau cổ phần hóa nhưng đoàn giám sát cho rằng Công ty CP Bến xe Huế cần nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày một tăng của vùng đất du lịch. Trong ảnh: Khách sử dụng dịch vụ tại bến xe phía Nam TP. Huế

Nhiều kết quả được ghi nhận từ đợt giám sát, tuy vậy, vẫn còn những tồn tại, hạn chế, cần có giải pháp tổ chức thực hiện hiệu quả và sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt.

Mạnh hơn sau cổ phần hóa

Giai đoạn 2011- 2016, tỉnh cổ phần hóa 5 doanh nghiệp, bao gồm các công ty: TNHH NN MTV Khai thác công trình thủy lợi Thừa Thiên Huế, Xổ số kiến thiết Thừa Thiên Huế, Lâm nghiệp Tiền Phong, Lâm nghiệp Nam Hòa, Lâm nghiệp Phong Điền; ngoài ra, 1 công ty cổ phần hóa không thành công là Công ty TNHH NN MTV Khoáng sản.

Theo kết quả giám sát, hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước và các nguồn vốn khác trong các doanh nghiệp tăng. Quy mô hoạt động, doanh số...của các doanh nghiệp sau chuyển đổi cũng có sự tăng trưởng đáng kể, góp phần cho sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công ty cổ phần Cấp nước doanh thu năm 2011 là 185 tỷ đồng thì đến năm 2016 con số đó là 444,2 tỷ đồng, nộp ngân sách năm 2011 là 17,4 tỷ đồng thì đến năm 2016 nộp 42,6 tỷ đồng.

Sau cổ phần hóa, Công ty cổ phần cấp nước Thừa Thiên Huế đã có nhiều sáng kiến kỹ thuật làm lợi nhiều tỉ đồng

Theo ông Trương Công Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty, có được kết quả trên là do sau cổ phần hóa, nhận thức của lãnh đạo và người lao động có chuyển biến mạnh, từ suy nghĩ “làm công ăn lương” sang vai trò làm chủ. Nhiều giải pháp cũng được triển khai đồng bộ, nhất là cải tiến khoa học kỹ thuật giúp nâng cao năng suất lao động, duy trì hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc quản lý, sử dụng tài sản tại doanh nghiệp được thực hiện đúng quy định tài chính.

Tương tự, Công ty cổ phần Bến xe Huế dù doanh thu giảm do xe buýt chấm dứt hoạt động từ tháng 4/2015, nhưng nộp ngân sách hằng năm đều tăng, năm 2011 là 1,46 tỷ đồng, năm 2016 nộp 1,86 tỷ đồng, đời sống của cán bộ, người lao động cũng được nâng cao.

Trong 5 doanh nghiệp được cổ phần hóa, đã có 2 doanh nghiệp thoái vốn 100% theo đúng quy định là Công ty TTHH NN MTV Đầu tư và Du lịch Huế và Công ty TNHH NN MTV Quản lý bến xe Thừa Thiên Huế.

Theo đánh giá, doanh nghiệp được cổ phần hoá từ sở hữu 100% vốn Nhà nước chuyển sang hình thức đa sở hữu đã nâng cao vai trò làm chủ và ý thức trách nhiệm của người lao động trong việc theo dõi, quản lý và tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị được nâng lên, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, của tập thể và của người lao động, tạo động lực để doanh nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý doanh nghiệp gọn nhẹ, cơ chế quản lý thông thoáng, chủ động hơn trước trong tổ chức và điều hành.

Cần giải pháp quyết liệt hơn

Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, đến cuối 2016 còn 6 công ty TNHH NN MTV. Hầu hết các công ty là doanh nghiệp nhỏ và vừa, do đặc thù về lĩnh vực sản xuất kinh doanh nên không đầu tư tài sản lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại nên việc quản lý, sử dụng tài sản tại các công ty đảm bảo theo quy định Nhà nước.

Bên cạnh hiệu quả, đoàn giám sát cũng chỉ ra rằng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở một số doanh nghiệp sau cổ phần hoá chưa thực sự đổi mới trong quản trị doanh nghiệp. Một số cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước và người lao động chưa thật sự tích cực thực hiện trong sắp xếp và cổ phần hóa doanh nghiệp. Công tác quản trị, điều hành một số doanh nghiệp còn nhiều bất cập, yếu kém; chưa có cơ chế tạo động lực hoặc chế tài đối với các tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc vi phạm trong thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước được giao. Mặc dù các doanh nghiệp sau cổ phần hoạt động kinh doanh lợi nhuận hơn nhưng tỷ lệ trả cổ tức còn thấp. Hiện, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về quỹ đất tái định cư, vốn vay để mở rộng sản xuất; các công ty lâm nghiệp vẫn chịu nhiều rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, thị trường và nhiều diện tích đất rừng bị xâm lấn; nguồn vốn cho các công trình thủy lợi vẫn còn thiếu; việc cổ phần hóa các công ty vẫn chưa đúng tiến độ.

Ông Nguyễn Chí Tài, TUV, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh cho biết, chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp hiện nay là khá phù hợp. Để nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau cổ phần hóa thì cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Trong đó, xác định rõ nhiệm vụ và quyền lợi của người lao động trong quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp. Chủ tịch UBND tỉnh cần chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động rà soát, bổ sung hoặc xây dựng, ban hành các định mức kinh tế kỹ thuật đối với các hoạt động của doanh nghiệp làm cơ sở để quản lý, kiểm tra, giám sát nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

"Trong quá trình xây dựng và thẩm định phương án chuyển đổi doanh nghiệp phải bám sát với tình hình thực tế của địa phương để chọn ra phương án tối ưu nhất. Cần chú trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi được chuyển đổi để chọn thời điểm thích hợp chuyển đổi doanh nghiệp; không chạy theo thành tích về số lượng doanh nghiệp được chuyển đổi"- ông Nguyễn Chí Tài nói.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Hoãn đấu thầu vàng: Doanh nghiệp không mặn mà hay đang 'nghe ngóng'?

Do không có đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu và chuyển tiền đặt cọc đúng quy định nên Ngân hàng Nhà nước đã hủy thông báo đấu thầu vàng vào 10h sáng nay (ngày 22/4); đồng thời, công bố sẽ triển khai đấu thầu vàng miếng vào sáng mai, thứ Ba, 23/4.

Hoãn đấu thầu vàng Doanh nghiệp không mặn mà hay đang nghe ngóng
Doanh nghiệp du lịch 'khóa sổ' tour đi Điện Biên

Theo đại diện các công ty du lịch tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu đi du lịch Điện Biên trong dịp Lễ 30/4 và 1/5 nhân kỉ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) đang tăng cao và các đường tour du lịch đến Điện Biên hiện đã kín chỗ. Vì vậy, hầu hết các công ty du lịch đã có thông báo ngưng nhận khách.

Doanh nghiệp du lịch khóa sổ tour đi Điện Biên
Return to top