ClockThứ Sáu, 13/12/2019 14:46

Tăng hiệu quả sử dụng đất

TTH - Với người dân, việc tăng khung giá đất sẽ trả lại giá trị thật trên giấy tờ cho mảnh đất của họ. Đây là cơ sở để người dân thế chấp vay vốn, chuyển nhượng, được đền bù giải tỏa với mức cao hơn.

Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VII vừa qua đã thông qua nghị quyết về bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2020-2024. Theo đó, giá đất các loại sẽ tăng thêm bình quân 30% so với bảng giá đất của 5 năm, giai đoạn 2015-2019, với mức giá đất ở đô thị cao nhất lên đến 65 triệu đồng/m2. Điều này được đánh giá sẽ có nhiều tác động đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Theo Hiến pháp năm 2013, đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng của đất nước, được quản lý theo pháp luật; là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhắc lại điều này để thấy vai trò to lớn của đất đai không chỉ là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, mà còn là tư liệu sản xuất chủ yếu, nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Vì vậy, với vai trò đại diện chủ sở hữu Nhà nước sẽ có những chính sách quản lý đất đai phù hợp để khai thác, phát huy tối đa nguồn lực này. Theo đó, việc điều chỉnh tăng, giảm giá đất theo từng giai đoạn, từng địa phương là việc bình thường nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Việc điều chỉnh tăng giá đất 30% có những băn khoăn nhất định. Mức này cao hay thấp? Điều này tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi địa phương, nhưng tham khảo mặt bằng chung của toàn quốc, nhiều địa phương vừa thông qua bảng giá đất mới cũng tăng từ 15-30%. Theo tờ trình của UBND tỉnh, mức giá phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua, mức độ đầu tư cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, khang trang, các chính sách xã hội, phù hợp với mức thu nhập bình quân đầu người trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh, với tỷ lệ tăng thêm 7% của năm 2018 là 39,4 triệu đồng/người/năm, so với số ước tính năm 2019 là 42,1 triệu đồng/người/năm.

Bên cạnh đó,với việc tỉnh lập án đề án mở rộng đô thị lên gấp 5 lần hiện nay và xây dựng Huế trở thành đô thị di sản - thành phố trực thuộc Trung ương chắc chắn sẽ tạo thêm sức hút mới với các nhà đầu tư.

Theo các chuyên gia kinh tế, việc tăng giá đất luôn có tính hai mặt. Mặt tích cực, thấy rõ nhất là tăng nguồn thu cho ngân sách thông qua việc bán đấu giá quyền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, thuế sử dụng đất. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là tạo ra thị trường bất động sản lành mạnh, tạo thuận lợi cho công tác đền bù, giải tỏa khi Nhà nước thu hồi đất xây dựng các công trình công cộng, dân sinh và các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Đây vốn là điểm nghẽn khiến nhiều dự án chậm triển khai do chậm giải phóng mặt bằng. Khi giá đất tiếp cận với giá thị trường thì thị trường bất động sản hạn chế tình trạng nóng lạnh bất thường, tác động xấu đến nền kinh tế và các nhà đầu tư.

Với người dân, việc tăng khung giá đất sẽ trả lại giá trị thật trên giấy tờ cho mảnh đất của họ. Đây là cơ sở để người dân thế chấp vay vốn, chuyển nhượng, được đền bù giải tỏa với mức cao hơn.

Ở chiều ngược lại, bảng giá đất tăng kéo theo nghĩa vụ tài chính của cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp tăng. Điều này có thể dẫn đến một bộ phận người dân không làm thủ tục hợp pháp hóa quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở, giao dịch nhà đất bằng giấy tay, làm tăng "thị trường ngầm". Nhà nước vừa thất thu thuế, vừa khó quản lý, vừa dễ phát sinh tranh chấp trong xã hội. Việc tăng giá đất cũng sẽ tác động trực tiếp làm cho giá nhà tăng, dẫn đến khả năng người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị khó tạo lập nhà ở hơn.

Để phát huy mặt tích cực, hạn chế tác động tiêu cực, trong quá trình triển khai thực hiện giá đất mới điều cần thiết phải linh hoạt, hài hòa lợi ích người dân và lợi ích Nhà nước, đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất cũng như khuyến khích việc sử dụng đất hiệu quả.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024, vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng 6. Như vậy, chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi quan trọng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào tương lai.

Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả
Return to top