ClockThứ Bảy, 04/07/2020 06:30
KỶ NIỆM NGÀY HỢP TÁC XÃ QUỐC TẾ (4/7/2020)

Tăng khả năng ứng phó biến đổi khí hậu

TTH - Trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh toàn cầu diễn biến phức tạp, hệ thống các hợp tác xã (HTX) cần nỗ lực, chung tay hành động để ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH) vì sự phát triển bền vững.

Hợp tác xã kiểu mới

Nông sản an toàn của HTX Nông sản sạch A Lưới

Tác động tiêu cực từ dịch bệnh 

Từ đại dịch COVID-19, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sự biến thể về hình thức lây bệnh truyền nhiễm chủ yếu là do hậu quả của BĐKH. Nhiệt độ tăng lên có thể là điều kiện thuận lợi cho sự lây lan một số bệnh truyền nhiễm; trong khi nơi cư trú của nhiều loài động vật đang mất dần buộc chúng phải di cư làm tăng cơ hội lây lan mầm bệnh”.

Các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp, nghề cá, lâm nghiệp có số lượng thành viên lớn trong khu vực. Những tác động của BĐKH đã ảnh hưởng trực tiếp đến vụ mùa thất bát, năng suất thấp hơn, xói mòn đất, diện tích bao phủ rừng bị thu hẹp, tổn thất trong chăn nuôi dẫn đến nạn nghèo đói ngày càng tăng và mất an ninh lương thực.

Tính đến nay, cả nước có 24.448 HTX, 85 liên hiệp HTX và 110.000 tổ hợp tác; trong đó có 15.312 HTX nông nghiệp và 9.136 HTX phi nông nghiệp. Phần lớn các đối tượng này đều chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh với các mức độ khác nhau. Nhiều HTX phải tạm dừng hoạt động, hoạt động cầm chừng, giảm quy mô. Tình trạng lao động mất việc làm, tạm ngừng hoặc thiếu việc làm tăng lên...

Theo thống kê của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo - Phát triển Kinh tế tập thể Trung ương, HTX, các HTX thương mại, dịch vụ, du lịch đã giảm khoảng 40% doanh thu trong quý I/2020. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với các HTX xây dựng, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, HTX đầu tư kinh doanh quản lý chợ...

Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh, ông Trần Lưu Quốc Doãn đánh giá, tại Thừa Thiên Huế, do ảnh hưởng dịch COVID-19, đa số các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đều gặp nhiều khó khăn. Sản xuất ngưng trệ, hàng hóa tồn đọng, doanh thu giảm sút. Toàn tỉnh hiện có gần 50 HTX nông nghiệp bị ảnh hưởng nhiều do dịch COVID-19 với tổng thiệt hại khoảng 18 tỷ đồng. Các HTX nông nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, cung ứng, bao tiêu các sản phẩm bị ảnh hưởng rõ rệt…

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX phi nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nhất định tùy theo từng ngành nghề kinh doanh. Trong đó, ngành nghề bị ảnh hưởng nặng nhất là ngành vận tải và ngành dịch vụ du lịch do quá trình di chuyển của khách và người dân bị hạn chế. Một số HTX phải tạm ngừng hoạt động do thực hiện cách ly toàn xã hội. Các HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng bị ảnh hưởng, thiệt hại khá nặng…

Ứng phó

Ông Trần Lưu Quốc Doãn thông tin, Liên minh HTX Quốc tế khu vực châu Á –Thái Bình Dương (ICA-AP) đại diện cho 107 tổ chức thành viên tại 32 quốc gia đã lấy Ngày HTX Quốc tế để phát huy nguyên tắc thứ 7 của HTX (quan tâm đến cộng đồng); huy động thành viên cam kết các hành động vì BĐKH và vượt qua được thời gian quá độ để đạt được sự công bằng, bình đẳng cho tất cả cộng đồng, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Các tổ chức thành viên của ICA-AP thực hiện các hành động vì BĐKH với nhiều giải pháp. Trong đó, Ngày HTX Quốc tế là thời gian lý tưởng để tuyên truyền cho người dân về mô hình HTX, nâng cao nhận thức về nguyên tắc và giá trị HTX. Liên hiệp Trung ương HTX nông nghiệp Nhật Bản và Liên đoàn Quốc gia HTX nông nghiệp Hàn Quốc đã tổ chức những chuyến khảo sát HTX nông nghiệp để hiểu hơn về cuộc sống của nông dân. Những đóng góp của họ đối với phát triển bền vững và tạo cơ hội cho thanh niên những kinh nghiệm thực tiễn về cách trồng rau và làm nông nghiệp tại thành phố.

Hậu COVID-19 sẽ tiếp tục thực hiện một số biện pháp “bình thường mới” ở khắp mọi nơi, như giãn khoảng cách, giảm đi lại, làm việc tại nhà. Nhiều tổ chức thành viên đã bắt đầu triển khai các biện pháp giảm khí thải CO2, thông qua hình thức bảo tồn năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo. HTX đa năng LAMAC tại Philippin được Cơ quan Phát triển HTX và Ủy ban BĐKH công nhận là mô hình phát triển bền vững vì những đóng góp của họ trong phủ xanh đất rừng và tái xử lý rác thải. Các chủ đất tại HTX cộng đồng trồng rừng Drawa Block tại Fiji từ bỏ quyền khai thác gỗ để đổi lấy cơ hội: bán các phụ liệu rừng nhiệt đới có lượng ca-bon thấp như là cách tạo lợi nhuận cho phát triển kinh tế địa phương.

Tại Ấn Độ, HTX Phát triển rừng và trang trại đã biến những mảnh đất cằn cỗi thành những mảnh đất xanh và nhiều HTX khác đang trồng hàng ngàn cây xanh tại những khu vực mà HTX hoạt động. Liên đoàn HTX tín dụng của Sri-lanca (SANASA) đang thúc đẩy chương trình “Lassana Lanka” (một đất nước Srilanca tươi đẹp) vì sự phát triển của 10 ngàn thôn làng bền vững…

ICA-AP kêu gọi các tổ chức thành viên tham gia vào chương trình với các hoạt động cụ thể, như từ chối và giảm thiểu việc sử dụng các đồ nhựa dùng một lần; tránh sử dụng các đồ nhựa dùng một lần mà thay vào đó là sử dụng các chất liệu có thể tái sử dụng và tái chế; tái sử dụng và xác định lại mục đích sử dụng như dao, nĩa, quần áo, đồ đạc; tái chế giấy, nhựa, kim loại và rác thải điện tử; tiết kiệm điện và nước; rác thải được phân loại ướt, khô, tái chế và không tái chế.

Khu vực châu Á-TBD là khu vực xảy ra nhiều thảm họa thiên nhiên nhất trên thế giới với 45-75% người dân sống trong khu vực này bị ảnh hưởng bởi thảm họa thiên nhiên toàn cầu. HTX trong khu vực này đã thể hiện tinh thần đoàn kết trong các trận lốc xoáy, động đất, sóng thần và siêu bão. ICA-AP đề xuất các tổ chức thành viên trong khu vực thành lập các quỹ HTX để hỗ trợ lẫn nhau giữa các lĩnh vực và các nước trong thời điểm khẩn cấp…

Bài, ảnh: TRIỀU CƯỜNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ
Return to top