ClockThứ Tư, 25/04/2012 05:16

Tăng lương và nỗi lo “tát nước theo mưa”

TTH - Từ 1/5/2012, lương cơ bản được điều chỉnh lên 1.050.000 đồng. Công chức có vẻ thờ ơ vì đã bao lần, mới rục rịch tăng lương nhưng giá đã tăng.

Công chức chật vật với đồng lương

Trong câu chuyện cà phê buổi sáng, kiểu gì thì các bà, các chị cũng ta thán, lương tiền như hiện nay rất khó xoay xở, chi tiêu trong cuộc sống. Cứ lấy mức sàn sàn, hai vợ chồng công chức đi làm ngót 10 năm với mức lương từ 4 đến 5 triệu. Chưa kể, các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công đoàn, chi đoàn, phụ nữ... và các khoản quỹ xã hội khác. Với số tiền còn lại, mặc dù đã “khéo co” nhưng không tài nào “đủ ấm” được. Có bao nhiêu khoản để lo từ gạo cơm, mắm muối, đến tiền điện, nước, học phí, sữa đường cho con. Chưa kể, các khoản tiền phát sinh như đau ốm, kỵ̣ giỗ, đám cưới... cũng lên đến bạc triệu. Khó khăn hơn, cũng chừng ấy tiền nhưng rất nhiều người còn phải thuê nhà, thuê người giúp việc và nuôi con mọn. Chị Nguyễn Ngọc Mỹ, kế toán của một bệnh viện, trả̃i lòng: “Với đồng lương của hai vợ chồng chưa đến 5 triệu, trang trải cho gia đình 4 người, con cái lại đang tuổi ăn học nên cứ thiếu trước, hụt sau. Nhiều khi cũng thấy ngại lắm khi đi làm đã gần chục năm và đã có gia đình nhưng thi thoảng lại xin tiền bố mẹ như thời đi học. Đôi lần cũng muốn làm thêm để có thu nhập song chẳng biết làm việc gì cho phù hợp...”.

“Cái khó, ló cái khôn”, không ít người đã chọn giải pháp làm thêm để tăng thu nhập.Những người dùng chuyên môn của mình để kiếm tiền thêm thì là chuyện quá tốt, còn một bộ phận lại chọn cách đi bán bảo hiểm, tiếp thị các sản phẩm...lại chật vật hơn. Cũng có nhiều người đành ngậm ngùi vợ hoặc chồng phải bỏ hẳn việc Nhà nước để ra ngoài làm ăn. Xét cho cùng, những người làm thêm hoặc nhờ cậy được gia đình thường không nhiều, nên đối với những công chức không biết trông cậy vào nguồn thu nhập nào ngoài lương thì quả là khó khăn. Anh Nguyễn Văn Chính, một công chức trong ngành bảo hiểm cho biết: “Không ai muốn chân trong, chân ngoài như thế này đâu, mệt lắm, cực chẳng đã mới chạy đôn, chạy đáo để có thêm thu nhập lo cho gia đình mình”.

Để thực sự là niềm vui chung

Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung vừa được Chính phủ ban hành ngày 12/4, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2012 là 1.050.000đ/tháng, tăng 220.000đ/tháng so với mức lương 830.000đ/tháng hiện đang áp dụng. Mức lương này áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.

Là những người xưa nay có nguồn thu nhập chính từ tiền lương nên việc điều chỉnh thang bậc lương sẽ đáp ứng được nhu cầu của người lao động, đặc biệt là trong khi lạm phát tăng quá nhanh. Điều chỉnh mức lương cơ bản sẽ phần nào giữ chân được người tài muốn gắn bó với Nhà nước. Tuy nhiên, mặt trái của tăng lương là làm tăng áp lực của lạm phát, do tâm lý “tát nước theo mưa” nên chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng khiến giá sản phẩm cũng tăng. Chị Trần Thị Thu (TP Huế) cho rằng: “Tăng lương bao nhiêu chúng tôi đều quý cả, song lần nào cũng lặp lại điệp khúc tăng lương – tăng giá nên giờ cũng chẳng quan tâm nữa”. Tâm trạng này cũng được nhiều người lý giải thêm, năm nào lương mới “rục rịch” tăng, giá đã “vọt” vài bậc. Trong khi đó, chỉ có một bộ phận được tăng lương, còn những người lao động tự do hay làm ở các công ty TNHH thì lương tăng hay không “chẳng liên quan” gì đến họ, nhưng giá cả lại tăng đồng loạt khiến cuộc sống thêm khó khăn hơn.

Công chức thờ ơ đến chuyện lương tăng, tiểu thương chẳng thấy vui vì giá cả các mặt hàng thực phẩm thời gian qua đã đạt đến ngưỡng, khiến tình hình buôn bán ế ẩm. Nếu các mặt hàng giờ vẫn tiếp tục leo thang thì người dân sẽ lại càng tiết kiệm, hàng hóa tồn đọng thì người bán hàng hàng lại lao đao. Bà Đỗ Thị Mùi, tiểu thương ở chợ Đông Ba bộc bạch: “Giá cả kiểu ni ai cũng có tâm lý thu hẹp chi tiêu nên chúng tôi không muốn nói thách hay ép giá vì thượng đế sẽ rất dễ bỏ đi”.

Theo nhiều người làm trong lĩnh vực kinh tế nhận định, trước đây giá thấp thì người ta tăng vọt lên theo đà tăng lương, nhưng hiện giá thì quá cao rồi mà lương thì quá thấp. Thế nên, sẽ không có nhiều cơ hội để ép giá nữa. Hơn nữa, cuối năm 2011 đã có một đợt tăng giá rất lớn, nên tăng lương lần này vẫn chưa đủ để bù lại tăng giá sẵn có. Thậm chí, nhiều quầy hàng đang có xu hướng giảm giá rất nhiều mặt do sức mua kém đi. Hàng hóa có xu hướng khủng hoảng thừa, hàng tốn kho, sản xuất đình đốn nên khả năng tăng giá sẽ không cao. Vẫn biết vậy nhưng các ban ngành chức năng cần có sự phối hợp và nhập cuộc trong công tác kiểm tra kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp tự ý tăng giá gây ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân nhằm bình ổn thị trường và để quyết định tăng lương của Nhà nước thực sự là niềm vui chung của cả xã hội.

Huế Thu

 

Tại các hội chợ người đến xem lúc nào cũng đông.

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên

Ngày 5/4, Đảng ủy Khối Các cơ quan và doanh nghiệp (Đảng ủy Khối) tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Khối lần thứ 16 (khóa VII) nhằm sơ kết 5 năm thực hiện Quy định 182 của Đảng bộ Khối về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên.

Nâng cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên
Văn kiện Đảng Toàn tập (1924 - 2020) sẽ ra mắt vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng

Chiều 4/4, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Xuất bản Văn kiện Đảng Toàn tập (1924 - 2020) Trương Thị Mai chủ trì buổi làm việc của Hội đồng Xuất bản và Ban Chỉ đạo xây dựng bản thảo về các nội dung liên quan đến việc xuất bản bộ sách.

Văn kiện Đảng Toàn tập 1924 - 2020 sẽ ra mắt vào dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng
Return to top