ClockThứ Tư, 27/07/2016 08:55

Tăng mức chế tài xử phạt trong giao thông

TTH - Ngày 01/8/2016 tới đây, Nghị định 46/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt sẽ có hiệu lực.

Đây là Nghị định có sự tăng nặng mức chế tài, xử phạt cho nhiều hành vi vi phạm; đồng thời, bổ sung những hành vi vi phạm khác mà trước đây người điều khiển phương tiện thường chủ quan.

Dù công tác đảm bảo an toàn giao thông (ATGT) đã được Chính phủ và nhiều bộ ngành từ Trung ương đến địa phương đặc biệt quan tâm trong nhiều năm qua nhưng tình trạng vi phạm trật tự ATGT vẫn diễn ra phổ biến, để lại nhiều hậu quả nặng nề.

Hàng ngày trên đường không khó để bắt gặp hình ảnh phóng nhanh vượt ẩu, chở quá khổ, quá tải; người điều khiển mô tô, xe máy không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều… Những hành vi đó ngoài tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT còn là hình ảnh thiếu văn hóa, không tôn trọng kỷ cương, pháp luật về ATGT. Việc bổ sung một số hành vi tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông cũng như tăng nặng mức chế tài, xử phạt là cần thiết. Chẳng hạn như vấn đề vượt đèn vàng khi sắp chuyển sang đèn đỏ. Nhiều trường hợp người điều khiển phương tiện cố tình phóng nhanh để vượt qua nhằm tránh đèn đỏ đã gây ra tai nạn, ùn tắc giao thông. Theo quy định mới, lỗi này sẽ bị phạt từ 100 ngàn đồng đến 200 ngàn đồng. Các vi phạm khác cũng được tăng cao mức xử phạt. Trước đây, lái xe ô tô vi phạm độ cồn bị phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng thì nay tăng lên từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe từ 4 đến 6 tháng; điều khiển mô tô vi phạm độ cồn cũng sẽ bị tăng mức xử phạt từ trên dưới 700 ngàn đồng trước đây lên từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng…

Vấn đề còn lại là trách nhiệm của người thực thi pháp luật; bởi mức phạt càng cao thì cơ hội mãi lộ càng lớn; trong trường hợp vi phạm, thay vì nộp phạt tại kho bạc một số tiền lớn thì người vi phạm chỉ cần mãi lộ một phần trong số đó thì họ vẫn có lợi! Cho nên, để Nghị định 46 thực sự phát huy tác dụng cần thiết phải “Xây dựng văn hóa giao thông gắn với nâng cao trách nhiệm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương của người thực thi công vụ”, với mục tiêu “Tính mạng con người là trên hết” như Chủ đề năm ATGT 2016 đã đặt ra.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

DỰ ÁN TUYẾN ĐƯỜNG BỘ VEN BIỂN:
Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6/2024

Dự án tuyến đường bộ ven biển qua tỉnh Thừa Thiên Huế và cầu qua cửa Thuận An (TP. Huế) đang được chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB), tiến độ thi công trên công trường, nhằm hoàn thành công trình vào tháng 3 năm 2025.

Bàn giao toàn bộ mặt bằng trước tháng 6 2024
Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án

Sáng 15/3, Tòa án Nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sở thẩm vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” đối với 2 vợ chông Lê Văn Cầm và Nguyễn Thị Diệu Hiền (cùng SN 1987, cùng trú 3/113 Đào Duy Anh, phường Thuận Lộc, TP. Huế).

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án
Xử phạt nồng độ cồn có vi phạm nhân quyền?

Dịp Tết Giáp thìn 2024, người ta bàn nhiều về kiểm tra nồng độ cồn (NĐC) và những câu chuyện về liên hoan, gặp mặt, tất niên cuối năm… với những hạn chế khi uống bia, rượu. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như không có kiểm tra gắt gao của cảnh sát giao thông (CSGT) và phản ứng cho đó là vi phạm nhân quyền.

Xử phạt nồng độ cồn có vi phạm nhân quyền

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top