ClockChủ Nhật, 28/03/2021 19:54

Tăng nguồn cung đất san lấp

TTH.VN - Qua cân đối cung cầu hiện nay, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh rất lớn nhưng nguồn cung cấp chưa đáp ứng được đầy đủ. Ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp tăng nguồn cung vật liệu nhằm đảm bảo tiến độ của các dự án trọng điểm.

Đảm bảo nguồn cung đất san lấp cho các công trình trọng điểmChấn chỉnh hoạt động khai thác, vận chuyển đất san lấp trái phép ở Nam ĐôngGiám sát chở đất san lấp từ dự án đường Chợ Mai - Tân MỹYêu cầu san lấp lại nền đường ngoài hàng rào Khu công nghiệp Tứ HạNhiều ưu điểm, nhưng cần giải pháp bảo vệ môi trường

Các gói thấu đường cao tốc Cam Lộ- La Sơn đang thiếu đất san lấp

Dự án “khát” đất

Ông Trần Thế Vũ, Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng Đèo Cả (đơn vị thi công gói thầu số 6, thuộc dự án đầu tư xây dựng cao tốc Cam Lộ- La Sơn) cho biết, công ty đảm nhiệm thi công khoảng hơn 1km trên đoạn tuyến qua địa bàn xã Phong Xuân (Phong Điền).

Hiện nay, các gói thầu số 5 và 6 đang thiếu hơn 1 triệu m3 đất san lấp, trong khi chuyển từ gói thầu số 3 và 4 (Phong Mỹ, Phong Điền) qua mới khoảng 200 nghìn m3. Thiếu nguồn đất san lấp, việc điều phối nguồn đất giữa các gói thầu trên tuyến khó khăn phần nào ảnh hưởng đến tiến độ dự án.

Ông Nguyễn Vũ Quý, Quyền Giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, để thi công các gói thầu trên tuyến, tổng khối lượng đào, đắp rất lớn khoảng 16 triệu m3. Trong đó, đắp gần 6 triệu m3. Khó khăn hiện nay là thiếu hàng triệu m3 đất san lấp phục vụ thi công dự án.

Hiện tại, theo tính toán của Ban QLDA dự án này thiếu khoảng hơn 2 triệu m3 đất san lấp, nhất là tại các gói thầu thuộc những đoạn đường đi qua vùng đồng bằng cần khối lượng đất san lấp lớn.

Theo UBND tỉnh trên địa bàn hiện nay có 22 mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường, 17 mỏ đất làm vật liệu san lấp, 2 mỏ đất sét làm gạch ngói (không có mỏ cát sỏi lòng sông hoặc cát nội đồng).

Đối với đất làm vật liệu san lấp, công suất khai thác hơn 2 triệu m3/năm và khoảng 200.000m3 đất làm vật liệu san lấp được khai thác từ tầng phủ của mỏ đá, đất phát sinh dư thừa từ các công trình. Dự kiến nhu cầu những năm tiếp theo đến năm 2030 khoảng 10 triệu m3/năm.

UBND tỉnh đã yêu cầu nâng công suất khai thác mỏ, rút ngắn thời gian công tác đấu thầu nhằm đảm bảo nguồn cung đất

Qua cân đối cung cầu thì hiện nay, nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh rất lớn nhưng nguồn cung cấp còn hạn chế, chưa đáp ứng được đầy đủ.

Do vậy, trong thời gian đến, việc cấp phép khai thác phải gắn liền với công nghệ khai thác tiên tiến để thu hồi triệt để tài nguyên, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo các quy định về môi trường là cần thiết.

Ngoài ra, ngành chức năng sẽ không cấp phép theo dạng nhỏ lẻ mà cấp phép theo hình thức tập trung mỏ, công suất khai thác phù hợp với từng điểm mỏ và cần cường liên doanh, liên kết, tiếp cận công nghệ tiên tiến, quy trình công nghệ trong khai thác, chế biến khoáng sản theo hướng sản xuất, chế biến sâu…

Đẩy nhanh công tác đấu thầu

Trong cuộc họp mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương khẳng định, để có đủ nguồn cung đất làm vật liệu san lấp đối với các dự án hiện nay, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT nâng công suất, trữ lượng các mỏ đất đang khai thác, đẩy nhanh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản đất san lấp, lựa chọn đơn vị thăm dò khai thác các mỏ đất không đấu giá quyền khai thác khoáng sản phục vụ dự án từ vốn ngân sách Nhà nước.

Việc điều phối quỹ đất giữa các gói thấu gặp khó, thiếu nguồn đất ảnh hưởng đến tiến độ dự án cao tốc

Rút ngắn thời gian thủ tục hành chính đối với việc cấp phép thăm dò, khai thác khoáng sản. Việc quy hoạch thăm dò và cấp phép khai thác mỏ đất làm vật liệu san lấp trên phạm vi tập trung, đồng thời khai thác đến một độ sâu đồng bộ, phù hợp...

Theo Sở TN&MT, nhằm đảm bảo phù hợp tình hình thực tế, đáp ứng kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất và xây dựng cho các công trình trọng điểm đã, đang và sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh, từ năm 2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1918/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Theo đó, trên địa bàn gồm có 86 khu vực (khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường, đất sét làm gạch ngói, đất làm vật liệu san lấp, than bùn và khoáng sản đã được Bộ TN&MT ban hành quyết định khu vực khoáng sản phân tán nhỏ lẻ) với tổng diện tích là gần 1.320 ha.

Vừa qua, Sở TN&MT đã chủ động tham mưu UBND tỉnh trong tìm kiếm, bổ sung đất có tính chất phù hợp cho công trình cao tốc thông qua bổ sung quy hoạch một số khu vực đất làm vật liệu san lấp như ở đồi Động Đá (Phong Thu, Phong Điền), đất ở thôn 4 (Phú Sơn, Hương Thủy)…

Đồng thời, UBND tỉnh đã cho phép 3 mỏ đất đã được cấp phép khai thác tăng công suất (mỏ đất Phường Hóp của Công ty CP Lâm nghiệp CP, mỏ đất đồi Khe Quan của Công ty TNHH XD Đồng Tâm, mỏ đất đồi Tróc Voi của Công ty TNHH Hoàn Ngọc).

Sở TN&MT cũng đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản, lựa chọn nhà đầu tư cấp phép thăm dò đất làm vật liệu san lấp. Hiện nay có một số khu vực đã được cấp phép thăm dò, chủ đầu tư đang hoàn chỉnh thủ tục để được cấp phép khai thác.

Cụ thể, đơn vị này đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại 9 khu vực đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh, các tổ chức trúng đấu giá đang thực hiện các thủ tục để cấp phép khai thác theo quy định pháp luật về khoáng sản.

Thiếu nguồn cung đất phần nào ảnh hưởng đến tiến độ dự án cao tốc Cam Lộ- La Sơn

Bài, ảnh, clip: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phổ biến Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã

Ngày 20/3, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức hội nghị phổ biến Luật Đấu thầu (có hiệu lực từ 1/1/2024) và Luật Hợp tác xã (có hiệu lực từ 1/7/2024).

Phổ biến Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã
Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia
Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công

Hiện tại khối lượng thi công của một số gói thầu thuộc Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế còn hạn chế. Ban Quản lý dự án (QLDA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế yêu cầu toàn bộ các nhà thầu tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi tăng cường nhân, vật lực, tăng mũi thi công, tăng ca để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thi công
Return to top